banner-news

Trong bài này

    Các cải tiến của Cloud giúp xử lý Big Data hiệu quả

    01/10/2023

    Cụm từ “big data” thường được sử dụng rộng rãi trong giới kinh doanh và công nghệ, nhưng nó thực chất có nghĩa là gì? Big data là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tập dữ liệu khổng lồ được phân tích theo nhiều hướng và các mô hình, nhờ nó, chúng ta có thể đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

    Theo Gartner, Big data là tài sản thông tin có khối lượng lớn, tốc độ cao và/hoặc đa dạng cao, đòi hỏi các hình thức xử lý thông tin sáng tạo, hiệu quả về mặt chi phí, cho phép nâng cao hiểu biết sâu sắc, ra quyết định và tự động hóa quy trình.

    Định nghĩa về big data

    Nghe thì có vẻ dễ dàng và mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và cả thông tin bằng văn bản về công nghệ big data, nhưng rất ít doanh nghiệp thực sự sử dụng big data thành công. Hầu hết các doanh nghiệp dù vẫn nuôi tham vọng khai thác big data nhưng họ lại không thực sự tận dụng được công nghệ dù biết rằng nên sử dụng chúng.

    Data liên tục tăng lên, ngày càng nhiều hơn và nhanh hơn bao giờ hết, điều này khiến các doanh nghiệp phải xử lý dữ liệu cấp tốc hơn. Việc triển khai quá trình xử lý data nhanh một cách hiệu quả sẽ đảm bảo doanh nghiệp của bạn được update liên tục và trở nên phù hợp hơn trong bối cảnh kinh tế số và điều này cực kỳ quan trọng khi dữ liệu ngày càng trở nên đa dạng - đây cũng chính là một yếu tố mang lại cho mỗi doanh nghiệp khả năng phân tích sáng tạo hơn. 

    Khi điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục thống trị môi trường kinh doanh, đã đến lúc chúng ta quan tâm đến việc “phân tích big data” để doanh nghiệp bạn cũng có thể nhận được sức mạnh của việc xử lý big data đang mang lại lợi thế cạnh tranh vô tận cho các doanh nghiệp.

    Kết hợp big data và cloud computing

    Kết hợp big data và cloud computing

    Thực tế, big data là một chủ đề nóng và cái gọi là ‘big’ chỉ là một khái niệm tương đối. Lý do mà big data còn được gọi là lượng thông tin khổng lồ là vì nó liên quan đến quy mô lớn đến mức các công cụ phần mềm xử lý dữ liệu chính thống hiện nay không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý thông tin trong thời gian hợp lý và thu thập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh doanh. Sở dĩ Big data nổi lên như một danh từ riêng chủ yếu là do với sự phát triển nhanh chóng của internet, internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây (cloud computing) trong những năm gần đây, dữ liệu luôn được tạo ra bởi các thiết bị di động phổ biến, cảm biến không dây; trong khi đó, hàng trăm triệu người dùng Internet tận hưởng các dịch vụ Internet và họ cũng luôn tạo ra một lượng lớn dữ liệu tương tác.

    Thực trạng này cho thấy một lượng dữ liệu khổng lồ cần được xử lý và phát triển nhanh chóng với tốc độ ngoài sức tưởng tượng. Đối với các doanh nghiệp, yêu cầu mới và cao hơn về xử lý dữ liệu hiệu quả và theo thời gian thực được đặt ra do áp lực cạnh tranh và nhu cầu kinh doanh, điều này không thực tế đối với các phương tiện xử lý dữ liệu trước đây, do đó công nghệ big data ra đời đúng thời điểm.

    Các khung phần mềm (frameworks) và công cụ xử lý (engines) trong hệ thống data là các thành phần chính trong tính toán dựa trên dữ liệu (computing over data). Mặc dù không có sự khác biệt lớn trong định nghĩa giữa 2 thuật ngữ “công cụ” và “khung phần mềm”, nhưng điều quan trọng vẫn phải xác định rạch ròi các thuật ngữ này - coi công cụ là thành phần chịu trách nhiệm vận hành dữ liệu trong khi các khung phần mềm thường là một tập hợp các thành phần được thiết kế có chức năng thực hiện như nhau.

    Mặc dù các hệ thống được thiết kế nhằm mục đích xử lý vòng đời dữ liệu (data lifecycle) ở giai đoạn này khá phức tạp nhưng cuối cùng chúng đều có chung các mục tiêu rất giống nhau - vận hành data nhằm mở rộng mức độ hiểu biết các surface pattern (mẫu bề mặt) đồng thời hiểu rõ hơn về các mối liên hệ tương tác phức tạp.

    Cloud được các doanh nghiệp trên toàn thế giới coi là một công cụ hữu ích vì chúng có khả năng khai thác trí tuệ doanh nghiệp (business intelligence - BI) trong big data. Bởi vì cloud computing cung cấp khả năng mở rộng nên các công cụ và ứng dụng big data, như Cloudera và Hadoop, sẽ hoạt động dễ dàng hơn nhiều.

    Cloud là công cụ hữu ích 

    Cloud computing đã giúp tăng cường xử lý song song, khả năng mở rộng, khả năng truy cập, bảo mật dữ liệu, ảo hóa tài nguyên và tích hợp với lưu trữ dữ liệu big data. 

    Cloud computing cũng đã hỗ trợ loại bỏ chi phí cơ sở hạ tầng không cần thiết để đầu tư vào phần cứng (hardware), cơ sở vật chất, tiện ích (utility) hoặc xây dựng các data center. Cơ sở hạ tầng cloud mở rộng quy mô theo yêu cầu nhằm hỗ trợ khối lượng công việc biến động, dẫn đến khả năng mở rộng linh hoạt dữ liệu được tạo ra và tiêu thụ bởi các ứng dụng big data. Ảo hóa cloud có thể tạo ra một nền tảng ảo hoá cho hệ điều hành máy chủ và thiết bị lưu trữ giúp sinh ra nhiều machine cùng một lúc. Điều này cung cấp một quy trình chia sẻ tài nguyên và cách ly phần cứng (isolation of hardware) để tăng khả năng truy cập, quản lý, phân tích và tính toán dữ liệu.

    Big Data trên Cloud - Tại sao lại có ý nghĩa lớn đến thế?

    Những lợi ích của việc chuyển sang cloud đã quá rõ ràng. Nhưng những lợi ích này đóng vai trò lớn hơn nữa khi chúng được áp dụng trong phân tích big data. 

    Big data trên Cloud có ỹ nghĩa quan trọng 

    Để có được một bức tranh rõ ràng hơn về mức độ khổng lồ của big data, cùng xem một số thống kê thực tế dưới đây:

    • Hơn 1 tỷ lượt tìm kiếm trên Google được thực hiện và 300,4 tỷ email được gửi mỗi ngày.
    • Mỗi phút, 65.972 bức ảnh trên Instagram được đăng, 448.800 dòng tweet được tạo ra và 500 giờ video YouTube được tải lên.
    • Đến năm 2025, số người dùng điện thoại thông minh có thể đạt 7,49 tỷ. Và nhắc đến Internet of Things (IoT), có thể có hơn 26 tỷ thiết bị được kết nối vào thời điểm đó.

    Chắc chắn, ‘big data’ thực sự lớn.

    Big data liên quan đến việc thao tác hàng petabyte (và có thể tiếp đến là exabyte và zettabyte) dữ liệu và với tính năng linh hoạt, có thể mở rộng của cloud thì big data không còn là trở ngại. Cloud giúp triển khai các ứng dụng phải sử dụng đến nhiều dữ liệu, hỗ trợ phân tích kinh doanh. Cloud cũng đơn giản hóa khả năng kết nối và cộng tác trong doanh nghiệp, giúp nhiều nhân viên có quyền truy cập vào các phân tích, đánh giá có liên quan và hợp lý hóa việc chia sẻ dữ liệu.

    Mặc dù các nhà lãnh đạo CNTT dễ dàng nhận ra lợi ích của việc đưa big data lên cloud nhưng việc thuyết phục các CEO và các ban điều hành cấp cao cùng tham gia có thể không đơn giản như vậy. Tuy nhiên, có một trường hợp kinh doanh cần sự kết hợp của big data và cloud vì nó mang lại cho các CEO cái nhìn rõ hơn về doanh nghiệp và thúc đẩy việc ra quyết định liên quan đến data-driven. 

    Dù quan điểm của doanh nghiệp như thế nào, thì big data khi được bổ sung, kết hợp bằng nền tảng cloud linh hoạt có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi đáng kể trong cách đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

    Một cuộc khảo sát nghiên cứu của Forrester vào năm 2020 từng tiết lộ rằng các giải pháp big data trên cloud sẽ tăng nhanh hơn khoảng 7,5 lần so với các giải pháp on-premise. Và tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hành động!

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

     

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn