Trong bài này
18/05/2023
Cấu hình DNS là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ quản trị viên Website nào cũng cần trang bị. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm cấu hình DNS cho Domain, chức năng của chúng cũng như cách tiến hành cấu hình nhằm mang lại sự tối ưu nhất cho Website, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Để giải thích DNS là gì một cách rõ ràng nhất, chúng ta sẽ đi từ các khái niệm cơ bản trong thực tế. Thông thường, người truy cập Website sẽ chỉ nhớ tên miền của trang Web. Họ không bao giờ nhớ được chính xác chuỗi số địa chỉ IP dài của Website đó.
Chính vì lý do này, các quản trị viên Website cần phải cấu hình Domain DNS. Đây là một dịch vụ hỗ trợ, cho phép người dùng chỉ cần nhập tên miền trên trình duyệt Internet là có thể truy cập vào Website và trang mình cần, mà không cần phải nhập chính xác dãy địa chỉ IP.
Cụ thể, tên miền Website sẽ ánh xạ đến địa chỉ tài nguyên mạng, đây là khu vực lưu trữ thông tin dữ liệu của Website trên môi trường Internet. Bên cạnh đó, DNS cũng hỗ trợ ghi nhớ các tên miền đã được phân giải, cho phép ưu tiên sử dụng trong các lần sau.
Thông qua cấu hình DNS, chúng ta có thể sử dụng nhiều dịch vụ mạng khác nhau, trong đó bao gồm tìm kiếm thông tin dữ liệu, đăng nhập vào Website nào đó, chơi game, nghe nhạc, xem phim,... Nếu không có DNS, chúng ta khó có thể truy cập vào Internet một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.
Ví dụ: cmccloud.vn là đích đến cần truy cập của bạn, còn địa chỉ IP của Website là số nhà, giống như một địa chỉ, cung cấp cho bạn hướng dẫn để bạn tìm phương hướng và kết nối đến cmccloud.vn. Bạn có thể sử dụng bản đồ định vị để tìm đến địa chỉ IP của tên miền cmccloud.vn và truy xuất thông tin cần thiết, và bản đồ đó được gọi là DNS.
Cấu hình DNS đồng nghĩa với việc tạo ra một người phiên dịch, có vai trò truyền đạt thông tin. Cụ thể, DNS sẽ phân giải tên miền thành một địa chỉ IP cụ thể gồm 4 nhóm số khác nhau, chẳng hạn như chuyển tên miền www.cmccloud.vn thành địa chỉ IP 421.64.874.899 và ngược lại.
Nhờ vào đó, trình duyệt sẽ hiểu và đăng nhập vào Website sau mỗi lần phiên dịch đó. Khi cần truy cập vào Website nào, người dùng chỉ cần nhập tên miền thay vì địa chỉ IP, với 4 nhóm số dài dòng khó nhớ. Lúc đó, hệ thống vẫn có thể nhận diện thành công.
Mỗi một máy tính trong môi trường Internet đều có một địa chỉ IP riêng biệt và duy nhất, giúp tạo ra kết nối giữa Server và Client. DNS cũng có vai trò rất quan trọng hỗ trợ cho việc kết nối này. Nguyên nhân chính là do không ai có thể nhớ hết địa chỉ IP của từng thiết bị, trong thế giới có vô vàn thiết bị và Website hiện nay. DNS ra đời như một giải pháp giúp xác định các trang Web và máy tính cụ thể.
Hiện nay, địa chỉ IP vẫn được dùng như một nền tảng giúp kết nối các thiết bị mạng với nhau. Trong đó, DNS đóng vai trò là nơi phân giải tên miền thành địa chỉ IP để các thiết bị có thể giao tiếp và kết nối với nhau.
Việc cấu hình DNS giúp tăng tốc độ truy cập Internet và tăng tính ổn định cho hệ thống mạng. Không chỉ vậy, chúng ta cũng có thể dễ dàng truy cập vào các Website bị chặn. Dưới đây là cách hướng dẫn cấu hình cho DNS:
Địa chỉ Cloudflare DNS: 1.1.1.1
Địa chỉ Google DNS: 8.8.8.8, 8.8.4.4
Địa chỉ DNS Singapore: 165.21.83.88 hoặc là 165.21.100.88
Địa chỉ DNS.Watch: 84.200.69.80 hoặc là 84.200.70.40
Địa chỉ OpenDNS: 208.67.222.222 hoặc là 208.67.220.220
Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết để bạn tiến hành cấu hình DNS, nhằm cải tiến và tối ưu Website. Nhờ vào đó, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, cho phép người dùng truy cập vào Website dễ dàng hơn và tăng lưu lượng truy cập Website. Nhìn chung, DNS cũng có hỗ trợ một phần cho việc truy cập vào Website nhanh chóng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn về DNS. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác tại CMC Cloud để cập nhật những kiến thức mới nhất về công nghệ.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi IPv6 không gián đoạn: Vì sao doanh nghiệp cần Dual-Stack?
28/06/2025
Giải pháp đang được áp dụng ngày càng phổ biến chính là mô hình Direct IP Dual-Stack – cho phép doanh nghiệp vận hành đồng thời cả hai giao thức IP mà không bị gián đoạn kết nối.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện S3 Migration
25/06/2025
S3 Migration – quá trình di chuyển dữ liệu lên nền tảng lưu trữ đám mây theo chuẩn S3 – đang trở thành bước đi chiến lược trong chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp. T
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách