banner-news

Trong bài này

    Cách ước tính cấu hình tài nguyên RAM/CPU cho Website

    08/11/2023

    Điện toán đám mây đòi hỏi nhiều tài nguyên dịch vụ nên dung lượng phần cứng là yếu tố quan trọng cần được tính toán một cách có hệ thống và chính xác. Có các thuật ngữ đám mây, chẳng hạn như vCPU, Cores (Lõi), RAM và GPU và điều quan trọng là phải ước tính những gì bạn cần để chạy tất cả các dịch vụ của mình một cách mượt mà. Bài viết này chúng tôi đi sâu vào các thông số kỹ thuật phần cứng phổ biến mà bạn cần cho 1 website chạy ổn định trên nền tảng điện toán đám mây.

    Thông thường, tốc độ truy cập một website sẽ phụ thuộc vào:

    • Cấu hình phần cứng
    • Cấu hình tối ưu dịch vụ (sql, web,...)
    • Tối ưu cơ sở dữ liệu/mã nguồn
    • Tốc độ của đường truyền. 

    Giả sử tất cả được tối ưu và ta chỉ xét đến nhu cầu phần cứng dành cho website như RAM và CPU.

    Bước 1: Xác định số lượng truy cập (traffic) của website/ngày

    Đối với các website có lượng truy cập cao hay website chứa nhiều video, lưu trữ dữ liệu lớn hoặc mong muốn đảm bảo khả năng chịu tải và độ hoạt động ổn định nên sử dụng giải pháp Cloud Server để lưu trữ Web thay vì sử dụng Shared Hosting. 

    Sau đây là bảng ước lượng cấu hình RAM và CPU dựa trên lượt truy cập vào website: 

    Lượt truy cập/ngày

    RAM

    CPU

    Từ 1000 - 3000

    1GB

    1 core

    Từ 3000 - 6000

    1GB - 2GB

    1 - 2 core

    Từ 6000 - 8000

    2GB - 4GB

    1 - 2 core

    > 8000

    > 4GB

    >=1 core

    Để chắc chắn hơn, bạn nên xem xét thêm các yếu tố dưới đây. 

    Bước 2: Liệu trang web cần nhiều hay ít RAM? 

    Nếu website không đủ RAM để xử lý tải, sẽ dẫn đến lỗi “500 internal server error” từ phía người truy cập. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm khách hàng và điểm SEO trên công cụ tìm kiếm như Google.

    Dưới đây yếu tố giúp bạn xác định xem website cần nhiều hay ít RAM:

    • Như đã đề cập, nếu trang web có lưu lượng truy cập lớn, trang web chứa nhiều hình ảnh/video, bạn sẽ cần nhiều RAM hơn.
    • Một số hệ điều hành máy chủ yêu cầu nhiều hoặc ít RAM. Ví dụ cần 2GB RAM để chạy website cơ bản có lưu lượng truy cập thấp trên Linux, nhiều RAM hơn một chút nếu bạn đang chạy trên Windows.
    • Các trang web động (Dynamic sites) yêu cầu nhiều RAM hơn các trang web tĩnh (static sites).
    • Hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Drupal và Joomla yêu cầu nhiều RAM hơn.
    • Nếu trang web của bạn sử dụng bộ nhớ đệm (caching) thì bạn có thể giảm yêu cầu về RAM.

    Với số lượng biến được liệt kê, gần như không thể đề xuất trang web của bạn cần bao nhiêu RAM với mức độ chính xác. Tuy nhiên, về RAM, nên cần ít nhất 2GB và khi trang web của phát triển, bạn sẽ cần nhiều hơn.

    Có thể tham khảo nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (Liên hệ: CMC Cloud) để đánh giá chính xác các yêu cầu về RAM của bạn vì có thể họ sẽ có dữ liệu lịch sử của các loại trang web khác nhau với lưu lượng truy cập bổ sung và những yếu tố khác. 

    Bước 3: Hiểu CPU trong lưu trữ Website (Web Hosting) để tối ưu

    CPU là bộ não của bất kỳ máy tính nào, kể cả máy chủ (server). Đây là bộ phận của máy tính ‘thực hiện’ các nhiệm vụ mà bạn giao. Tuy nhiên, thuật ngữ 'CPU' hơi gây hiểu nhầm.

    CPU không phải là một bộ phận duy nhất của hệ thống. Đúng ra nó chỉ là một con chip. CPU được tạo thành từ nhiều 'lõi' hay “Core” và chính Core sẽ thực hiện mọi công việc. Một Core có thể thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm nhất định. Tất nhiên, nó rất nhanh nhưng có giới hạn — mỗi lần một nhiệm vụ.

    Về cơ bản, CPU là một số Core được ghép lại với nhau. Hầu hết các CPU dành cho khách hàng đều có 4,6 hoặc 8 Core tùy thuộc vào giá cả. CPU của Server thường có hơn 32 core, tuy nhiên website thông thường chỉ cần 2,4,8 Core,... không cần đến 32 Core. 

    Bây giờ, các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu RAM (nói chung) cũng giống như những yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu CPU. Vì vậy, các yếu tố như thiết kế trang web, tối ưu code, lưu lượng truy cập - ảnh hưởng đến lượng CPU mà trang web cần. Điều này tùy thuộc vào mỗi website của từng khách hàng. 

    Tất nhiên, có những điều bạn có thể làm để tối ưu hóa. Mã code của website, đặc biệt là mã JavaScript, có thể tiêu tốn nhiều năng lượng CPU và dung lượng RAM. Thỉnh thoảng tối ưu Code có thể giúp bạn tăng tốc trang web của mình. Ngoài ra, thiết kế trang web tốt và giao diện đơn giản là những cách rất tốt để giảm yêu cầu về CPU và RAM cho website.

    Cuối cùng, lưu lượng truy cập trang web (Website Traffic) vẫn đóng một vai trò quan trọng trong số lượng tài nguyên mà trang web cần. 

    Các trang web có lưu lượng truy cập cao và file đa phương tiện nặng có thể sử dụng dịch vụ Cloud Server, nơi có hàng trăm GigaByte RAM, các Core trong máy chủ và tất cả bộ lưu trữ của nó dùng để chạy một trang web mượt mà. 

    Cloud Server mang lại cho website sự tự do không giới hạn trong quá trình phát triển. Nếu có một ngày có lưu lượng truy cập cao điểm, tải máy chủ (server load) sẽ được cân bằng giữa nhiều máy chủ (multi server), do đó trang web của bạn sẽ không gặp sự cố. 

    Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng gói Shared hosting có giới hạn thì trang web của bạn có thể bị giảm tốc độ, để không ảnh hưởng đến các trang web khác trên máy chủ.

    Khi chọn máy chủ web phù hợp cho mình, bạn sẽ cần xác định nhu cầu tổng thể của trang web cả trong hiện tại và lâu dài. Liên hệ CMC Cloud để được tư vấn về cấu hình tài nguyên CPU/RAM cho website của bạn một cách chính xác nhất! 

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn