Trong bài này
10/02/2024
Các tổ chức từ các ngành dọc khác nhau như chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng, giáo dục, v.v. đang dần chuyển dịch sang đám mây. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề phức tạp khác nhau liên quan đến Cloud Computing (điện toán đám mây), di chuyển và quản lý ứng dụng. Những câu hỏi thường gặp dưới đây hy vọng sẽ trả lời một số câu hỏi chính mà các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa đang hỏi về điện toán đám mây.
Cloud (đám mây) có thể là đám mây công cộng (public) hoặc riêng tư (private), mặc dù đám mây công cộng thường được liên kết với điện toán đám mây (Cloud Computing) nhiều hơn. Các nền tảng đám mây công cộng, chẳng hạn như AWS và Microsoft Azure, tài nguyên trong các trung tâm dữ liệu thường được phân phối trên toàn cầu và người dùng truy cập chúng qua internet. Tài nguyên được cung cấp cho khách hàng thông qua các dịch vụ được tính phí dựa trên mức tiêu thụ và nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về các mức độ bảo trì Backend phía sau.
Đám mây riêng được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của công ty hoặc colocation. Chúng không có quy mô lớn như các đám mây công cộng. Tuy nhiên, chúng có tính linh hoạt nhất định và các nhà phát triển cũng như các admin của công ty vẫn có thể sử dụng các cổng tự phục vụ (self-service portal) để truy cập tài nguyên. Về lý thuyết, các đám mây riêng cung cấp khả năng kiểm soát và bảo mật tốt hơn, mặc dù việc đảm bảo điều đó xảy ra còn phụ thuộc vào nhóm CNTT của công ty.
Đám mây công cộng và riêng có thể được liên kết để tạo ra một đám mây lai hoặc hai/nhiều đám mây công cộng có thể được kết nối để tạo ra kiến trúc multi cloud (đa đám mây).
Nói rộng hơn, cũng có 03 tầng điện toán đám mây:
IaaS liên quan đến các khối xây dựng nền tảng, chẳng hạn như điện toán (compute), mạng (network) và lưu trữ (storage). Nó mang lại sự linh hoạt nhất cho việc phát triển ứng dụng. PaaS trừu tượng hóa các phần tử cấp thấp hơn đó và cung cấp môi trường sandbox cho các nhà phát triển ứng dụng. Mô hình đám mây ít cần sự can thiệp nhất, SaaS, bao gồm phần mềm được cấp phép được phân phối dưới dạng ứng dụng web.
Nếu không có sự hướng dẫn từ chuyên gia có kinh nghiệm, việc chuyển sang Cloud có thể gặp khó khăn. Sẽ có những tùy chỉnh cần được thực hiện đối với hệ thống lưu trữ Đám mây để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Nhìn chung, thách thức lớn nhất là lập kế hoạch cân bằng giữa dịch vụ Cloud và On-premise để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một thách thức khác là cần hướng dẫn nhân viên cách sử dụng công nghệ mới. Việc tuyển dụng các chuyên gia tư vấn để đánh giá nhu cầu của bạn, xây dựng kế hoạch lên Cloud và đào tạo nhân viên giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.
Nhìn chung Cloud Computing an toàn hơn hầu hết các trung tâm dữ liệu tư nhân vì các công ty như Amazon, Google (Thế giới) hay CMC Cloud (Việt Nam) có thể thuê các kỹ sư tài năng và tự động hóa nhiều hoạt động của họ.
Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây cũng cung cấp các công cụ và tùy chọn kiến trúc để cô lập khối lượng công việc, mã hóa dữ liệu và phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
Tuy nhiên, Public cloud sẽ hoạt động theo mô hình chia sẻ, trong đó người dùng bảo mật dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ trên đám mây. Việc phân chia trách nhiệm bảo mật này khác nhau tùy theo cấp độ điện toán đám mây.
Quy trình bảo mật môi trường đám mây khác với các quy trình ở trung tâm dữ liệu truyền thống hơn, do đó, việc áp dụng đám mây đòi hỏi các nhóm CNTT phải có lộ trình học tập. Truy cập trái phép vào tài nguyên là mối đe dọa bảo mật đám mây phổ biến nhất; nhiều dữ liệu quan trọng bị lộ ở mức độ cao do cấu hình sai.
Các tổ chức cũng phải lưu ý đến các yêu cầu về nơi lưu trữ dữ liệu và các hạn chế quản trị khác. Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing tin cậy là điều mà các cá nhân doanh nghiệp cần ưu tiên.
Dịch vụ Cloud tính phí trên cơ sở mỗi lần sử dụng, do đó chi phí sẽ rất khác nhau dựa trên nhiều biến số, bao gồm quy mô, nhà cung cấp, khu vực doanh nghiệp hoạt động, khối lượng dữ liệu và số lượng tài nguyên dịch vụ được tiêu thụ.
Các nhà cung cấp đám mây thường có các phương thức định giá (như Pay as you go) có thể giảm chi phí để đổi lấy các cam kết dài hạn nhất định.
Có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu Cloud rốt cuộc sẽ rẻ hơn hay đắt hơn so với Onpremise. Đám mây có thể giúp hiện đại hóa doanh nghiệp và bộ phận CNTT của doanh nghiệp, đồng thời chuyển đổi CNTT thành người tham gia chính trong quá trình ra quyết định cho bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, có nhiều khía cạnh về việc tiết kiệm chi phí có thể đạt được bằng cách sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Nguyên tắc chung là có thể tiết kiệm được 20% đến 80% chi phí cho doanh nghiệp.
Các tổ chức nên xây dựng một chiến lược tổng thể để chuyển sang đám mây thành công. Tập hợp các bên liên quan chính và nhân viên có kiến thức chuyên môn về đám mây để vạch ra chiến lược dựa trên các mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược đám mây cũng nên bao gồm khung quyết định để xác định các đặc điểm, khối lượng công việc và cách chúng chuyển sang nền tảng đám mây. Các nhà lãnh đạo CNTT và kiến trúc sư Cloud phải đánh giá rủi ro và lợi ích, đồng thời xác định cách mình sẽ quản lý và bảo mật khối lượng công việc trên nền tảng đám mây như thế nào? và liệu khối lượng công việc đó có sự tương tác với các tài sản thuộc onpremise (cơ sở hạ tầng tại chỗ) hay không.
Việc thực hiện một chiến lược di chuyển lên Cloud có thể mất hơn 01 năm. Thậm chí sau đó là một quá trình hoạt động liên tục. Giao tiếp điều rất quan trọng để thành công. Cập nhật thông tin thường xuyên cho các bên liên quan và đảm bảo CNTT là một phần của quá trình ra quyết định rộng hơn cho doanh nghiệp. Xác định những nhà lãnh đạo nào sẽ truyền bá cách sử dụng đám mây và đảm bảo nhân viên được đào tạo phù hợp cho quá trình chuyển đổi số.
Hầu như mọi khối lượng công việc đều có thể di chuyển lên đám mây, nhưng không phải tất cả đều nên làm như vậy.
Các ứng dụng lớn, kiến trúc một khối (monolithic) chạy liên tục với tải tương đối ổn định và có thể dự đoán được thường tiết kiệm chi phí hơn tại cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Một ứng dụng có thể được chia thành các microservices để tận dụng cách tiếp cận dựa trên dịch vụ của IaaS.
Có. Có hai lựa chọn để đặt cơ sở dữ liệu trong đám mây:
Cả hai lựa chọn đều có những ưu điểm, liên hệ với CMC Cloud để quyết định con đường nào phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Đối với IaaS, quản trị viên phải quản lý tất cả các khía cạnh của môi trường ảo hóa được cung cấp dưới dạng dịch vụ. Đối với SaaS, việc giám sát có thể bị giới hạn ở việc quản lý dữ liệu, danh tính và quyền truy cập.
Các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi sang Cloud nên chú trọng đào tạo mọi khía cạnh của quy trình để sẵn sàng tiếp quản ngay khi môi trường đám mây đi vào hoạt động.
Dịch chuyển lên đám mây có thể là một chiến lược giúp doanh nghiệp có thể đạt được kết quả mong muốn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Cloud Computing mà quý khách hàng còn đang băn khoăn.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách