Trong bài này
18/05/2023
Đa số doanh nghiệp hiện nay đều cần dùng Server để lưu trữ, phát triển Website. Khi đó, doanh nghiệp cần hiểu về Chassis Server là gì, để có thể đưa ra lựa chọn máy chủ phù hợp hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Chassis Server, phân loại và một số gợi ý để doanh nghiệp có thể chọn Chassis Server tốt nhất.
Tìm hiểu Chassis Server là gì?
Chassis Server còn có tên gọi khác là Chassis máy tính, chúng ta có thể hiểu đó là vỏ máy chủ hoặc là thiết bị bên ngoài máy, có vai trò bảo vệ các linh kiện bên trong như RAM, CPU, ổ đĩa cứng,.... với đa dạng kích thước, chất liệu và giá cả.
Nói ngắn gọn, đây là một thùng để chứa tất cả các thiết bị điện tử bên trong của một Server. Với các máy tính để bàn, Chassis Server có thể được xem là thùng máy tính (có tên khác là Case).
Chassis Server được thiết kế nhằm mục đích giảm lượng không gian vật lý để đặt máy chủ. Nhìn chung, khung máy chủ được sử dụng trong các địa điểm cần đặt nhiều máy chủ song song, nhằm phục vụ một ứng dụng kinh doanh cốt lõi. Chúng thường không được kết nối với các thiết bị hiển thị, tuy nhiên, máy chủ thường được kết nối với máy tính xách tay hoặc màn hình để cài đặt và bảo trì các ứng dụng, hệ điều hành.
Khung máy chủ có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm cả giá đỡ (rack) và bệ (tower). Chúng có thể được phân loại theo kích thước vật lý, với số lượng đơn vị là U. Chassis Server có thể là 1U, 2U, 20U và các loại cao hơn. Thông thường, khung máy chủ 1U có thể chứa tối đa hai máy chủ trong 1 rack hoặc tower. Khung máy chủ có thể dễ dàng được nâng cấp để đặt thêm nhiều máy chủ hơn như nâng cấp từ 1U lên 2U hoặc cao hơn.
Tùy thuộc vào kích cỡ và hình dạng, chúng ta có thể chia Chassis Server thành 3 loại chính: Tower server, Rack server và Blade server. Dưới đây là điểm khác biệt của 3 loại này:
Là loại thùng bảo vệ có dạng đứng, giống với các thùng máy thường dùng trong các máy tính để bàn. Tower server giúp cố định và bảo vệ tất cả các linh kiện điện tử đang có trong Server. Đa số người dùng đều rất quen thuộc với loại Chassis Server dạng đứng này.
Tower server được thiết kế để phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng khoảng 1 hoặc 2 máy chủ. Ưu điểm của Tower server là ít tạo ra tiếng ồn, phù hợp đặt trực tiếp trong văn phòng làm việc. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là hiệu suất thấp hơn so với Rack server.
Tương tự Tower server, Rack server cũng có vai trò chính là bảo vệ các linh kiện điện tử quan trọng của Server như RAM, CPU, mainboard,... Tuy nhiên, Rack server có hình dạng nằm ngang, bên trong bao gồm nhiều giá đỡ. Chúng ta có thể lắp các tủ rack vào, khi sử dụng thì bạn có thể kéo ra kéo vào như khi dùng hộc tủ thường ngày.
Hình ảnh về Rack server
Rack server có các kích thước phổ biến là 1U, 2U hoặc 4U,... trong đó, 1U bằng khoảng 1.75 inch (khoảng 4,45cm). Các tủ rack 1U sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian vật lý, nhưng khả năng mở rộng, hiệu năng và khả năng tương thích sẽ kém hơn các tủ 2U hay 4U.
Ví dụ, các Rack server 4U có thể hỗ trợ lên đến 4 chip xử lý CPU trong cùng 1 Server, nhưng chúng tiêu tốn khá nhiều không gian vật lý trong văn phòng để lắp đặt máy, mang lại bất tiện cho doanh nghiệp.
Blade server là một loại hình Chassis Server có kích thước nhỏ gọn, thường được gắn vào một Rack server. Trong đó, mỗi một Blade server là một hệ thống máy chủ tách biệt, sở hữu các tài nguyên như CPU, ổ cứng, RAM,... riêng biệt. Loại hình này thường được dùng khi triển khai hệ thống với nhiều máy chủ.
Blade server là một loại hình case mới, hiện đại, thay thế cho 2 loại truyền thống là Tower server và Rack server. Điểm nổi bật của loại hình này là có kích thước khá gọn nhẹ, việc lắp đặt cũng đơn giản hơn.
Nhà quản trị có thể dùng phần mềm hệ thống để kết nối nhiều Blade server với nhau lại thành một cụm máy chủ (Server Cluster). Cụm máy chủ này sẽ mang lại môi trường mạng có tốc độ cao, hỗ trợ chia sẻ tài nguyên dễ dàng hơn, phục vụ cùng một hệ thống cơ sở người dùng.
Ưu điểm nổi bật của Blade server là khi hệ thống đang hoạt động, bạn vẫn có thể thay thế chúng. Điều này giúp quá trình bảo trì được dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, không làm tăng thời gian Downtime của toàn bộ hệ thống máy chủ. Khả năng tháo gỡ và thay thế trực tiếp ngay khi hệ thống đang chạy này còn được gọi là khả năng hot-swap.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại Chassis Server khác nhau, phù hợp với mình. Tiêu chí để lựa chọn Chassis Server là dựa vào kích cỡ, hình dạng và thương hiệu sản xuất của chúng.
Nếu là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có nhu cầu sử dụng khoảng 1 đến 2 máy chủ thì chúng ta nên lựa chọn Tower server. Lý do là vì loại hình này có cách thiết kế khá thân thiện, dễ sử dụng tương tự như các máy tính để bàn thông thường. Chúng cũng có kích thước khá nhỏ gọn, khá linh hoạt khi di chuyển.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hệ thống Server lớn hơn đôi chút, thì bạn có thể cân nhắc Rack server. Với loại hình này, bạn có thể lắp đặt các tủ Rack bên trong, và có nhiều kích thước khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần hệ thống Server dày đặc và cực kỳ nhiều, doanh nghiệp nên lựa chọn Blade Server. Loại hình này giúp mang lại kích thước nhỏ gọn hơn so với các hệ thống khác, nhưng lại có hiệu năng vô cùng mạnh mẽ.
Về thương hiệu sản xuất, doanh nghiệp nên cân nhắc các hãng nổi tiếng như IBM, APTtek, Supermicro, Intel,... IBM hoặc Intel sở hữu các Chassis Server có chất lượng cao, đồng bộ cả hệ thống nhưng giá thành khá đắt đỏ. Supermicro thì có độ bền cao, chi phí hợp lý và được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về Chassis Server là gì, phân loại cũng như cách lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi CMC Cloud để cập nhật các bài viết công nghệ mới nhất.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Website: https://cmccloud.vn
Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Zalo OA: https://zalo.me/cmccloud
LinkedIn: linkedin.com/company/cmc-cloud
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi IPv6 không gián đoạn: Vì sao doanh nghiệp cần Dual-Stack?
28/06/2025
Giải pháp đang được áp dụng ngày càng phổ biến chính là mô hình Direct IP Dual-Stack – cho phép doanh nghiệp vận hành đồng thời cả hai giao thức IP mà không bị gián đoạn kết nối.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện S3 Migration
25/06/2025
S3 Migration – quá trình di chuyển dữ liệu lên nền tảng lưu trữ đám mây theo chuẩn S3 – đang trở thành bước đi chiến lược trong chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp. T
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách