Trong bài này
21/11/2023
Chuyển đổi số Y tế là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số và thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Sau hai năm đối phó với đại dịch Covid 19, ngành Y tế đang là điểm sáng trong việc thực hiện chuyển đổi số, bác sĩ và người dân đã làm quen cũng như hiểu rõ hơn vai trò của công nghệ thông tin trong việc khám chữa bệnh. Việc dịch chuyển từ phương thức cũ sang mới đem đến nhiều lợi ích nhưng không ít những khó khăn cần tìm ra giải pháp thích hợp cho ngành Y tế để đảm bảo tính hiệu quả về lâu dài.
Chuyển đổi số Y tế là việc tích hợp các công nghệ tiên tiến và giải pháp kỹ thuật số vào toàn bộ hoạt động ngành Y tế đem đến sự thay đổi tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Đây là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu thuộc top 8 lĩnh vực chuyển đổi số của quốc gia theo quyết định 749 của chính phủ về việc phê duyệt chuyển đổi số quốc gia năm 2025-2030. Theo đó, quyết định 5316 của Bộ Y tế cũng nêu rõ việc chú trọng triển khai những sáng kiến nhằm cung cấp một trải nghiệm hoàn toàn mới trong lĩnh vực Y tế, mang lại giá trị cao hơn cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Chuyển đổi số Y tế là gì
Chuyển đổi số kỹ thuật ngành Y tế mang lại lợi ích to lớn cho người dân, giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý đặc biệt là người dân ở vùng cao, đem lại những cơ hội bình đẳng cho mỗi người trong cách tiếp cận dịch vụ. Giúp người dân nâng cao sức khỏe nhờ những hình thức chăm sóc y tế thông minh, kịp thời và hiệu quả. Có thể nói chuyển đổi số y tế đang là xu hướng toàn cầu, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, tiết kiệm thời gian chi phí, tăng hiệu quả hoạt động thông qua các giải pháp chăm sóc sức khỏe và đồng bộ hóa thông tin Y tế.
Chuyển đổi số Y tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức tồn tại từ khả năng tiếp cận, chất lượng đến trải nghiệm chăm sóc tổng thể.
Theo ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cố vấn cấp cao Làng Y tế (TechFest) nhận xét dữ liệu Y tế, thông tin sức khỏe bệnh nhân của nước ta hiện nay đang nằm rải rác ở các vùng miền. Đây là một thách thức rất lớn, dẫn tới tình trạng lãng phí ngân sách, nhân lực và giảm tốc độ chuyển đổi số cho ngành Y tế.
Cụ thể, thông tin tiêm chủng vaccin Covid 19 hiện được lưu trữ tại các cơ sở khám bệnh, trung tâm Y tế, sở Y tế ở các địa phương. Không chỉ chưa được tập trung mà lưu trữ trên giấy vừa tốn không gian vừa khó bảo quản, dẫn đến nguy cơ thất lạc, sai lệch dữ liệu và bất tiện khi tìm kiếm.
Tuy ngành Y tế đang có cùng một mục tiêu số hóa trong quản lý và vận hành, nhưng mỗi đơn vị lại xây dựng một nền tảng, sử dụng phần mềm khác nhau, công năng rời rạc khiến khó khăn trong việc kết nối đồng bộ trên cả nước. Bệnh viện cần phải ứng dụng toàn diện, các phần mềm có sự liên thông với nhau để đem lại sự tích cực và tính hiệu quả.
Các bác sĩ ở các tuyến trên dễ dàng triển khai và tiếp cận kỹ thuật số tốt hơn. Bác sĩ địa phương vẫn còn nhiều khó khăn trong vấn đề này.
Nguồn lực tài chính là một thách thức cho ngành Y tế cần đối diện thẳng thắn khi ứng dụng chuyển đổi số. Phần đa các phần mềm công nghệ đều có mức giá tương đối cao, trong khi nguồn ngân sách của ngành Y tế vẫn còn đang bị hạn chế. Việc này dẫn đến việc đầu tư dàn trải, không tập trung và thiếu sự đồng bộ ở các đơn vị khác nhau.
Thách thức lớn nhất khi đưa công nghệ vào Y tế đó là nguồn nhân lực. Nhân viên cần có kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyên môn của ngành Y tế. Với đặc thù công việc bận rộn, việc ứng dụng công nghệ ban đầu sẽ gây ra nhiều khó khăn để tiếp cận cho đội ngũ cán bộ Y tế, đặc biệt là những cán bộ lớn tuổi.
Qua phân tích tình hình tổng quan về chuyển đổi số y tế trên toàn thế giới, có những yếu tố cần lưu ý để thực hiện chuyển đổi số nền y tế, gồm:
Để thực hiện những việc này, tiến trình thực hiện phải ưu tiên các bước:
Trên cơ sở đó, một số giải pháp chuyển đổi số ngành y tế được đề xuất như sau:
Toàn bộ dữ liệu thông tin Y tế từ được lưu trữ theo cách truyền thống cần được số hóa theo kế hoạch, lưu trữ ở hệ thống thông tin mềm. Hệ thống này giúp cán bộ, nhân viên, bác sĩ trong ngành đều dễ dàng truy cập và truy xuất tài liệu nội bộ. Những tài liệu công khai nằm ở cổng thông tin Y tế giúp người dân tra cứu nhanh chóng.
Thông tin về quy trình khám chữa bệnh, đặt lịch hẹn khám, lên lịch các ca mổ, chẩn đoán và cấp thuốc cho người bệnh cũng cần được số hóa lên cùng một hệ thống.
Công nghệ và y học đã cùng nhau đồng hành và phát triển trong những năm qua. Những tiến bộ về khoa học công nghệ đã cứu sống hàng triệu người và cải thiện sức khỏe cho nhiều người khác. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào Y tế tiêu biểu như trí tuệ nhân tạo AI, Blockchain, thực tế ảo tăng cường VR & AR, thiết bị theo dõi và cảm biến trong việc chăm sóc sức khỏe, công nghệ tự động robots, in 3D,...
Có thể nói, công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng, không chỉ là bà đỡ cho quy trình cải cách hành chính trong việc quản lý điều hành của ngành Y tế, mà còn hỗ trợ công tác đào tạo, giảng dạy, khám chữa bệnh hiệu quả với độ chính xác cao.
Những phần mềm khai báo bệnh án điện tử và cổng thông tin Y tế cần được phổ biến sâu tới người dân. Có thể thực hiện bằng việc tổ chức các chương trình khuyến khích, gói hỗ trợ khi người dân tham gia. Ngoài ra các địa phương vùng sâu vùng xa, cần cử cán bộ nhà nước, cán bộ Y tế tổ chức những buổi hướng dẫn chung, cùng hoạt động quảng bá cho người dân.
Cán bộ Y tế cần được đào tạo bổ sung kiến thức về công nghệ thông tin. Từ đó dễ dàng hơn trong việc ứng dụng công nghệ phần mềm cho việc khám và điều trị.
Dữ liệu thông tin sức khỏe thường rất nhạy cảm và liên quan đến thông tin cá nhân, do đó bệnh nhân quan tâm đến việc dữ liệu của họ được thu thập, xử lý phân tích ra sao. Thực tế, những vấn đề về rò rỉ thông tin đã xảy ra khiến người dân khó lòng tin tưởng. Do đó, ngành Y tế cần xây dựng giải pháp bảo mật chặt chẽ, gây dựng niềm tin cho người dân. Như vậy mới dễ dàng thuyết phục họ tham gia vào hệ thống chuyển đổi.
Cuối cùng, xây dựng hành lang pháp lý vững vàng, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ ban ngành, cơ quan liên quan đến việc ứng dụng công nghệ y tế, bộ Y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, can thiệp nhanh chóng vào tình trạng dự án để đưa ra biện pháp xử lý tình huống kịp thời. Như vậy, ngành Y tế Việt Nam mới dễ dàng thực hiện chuyển đổi số toàn diện, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người dân.
Giai đoạn bình thường mới sau đại dịch Covid 19 thay đổi toàn diện về hành vi người dân, phương thức cung cấp dịch vụ,... Tỷ lệ tầng lớp thượng lưu tăng nhanh, dân số già, mở ra những nhu cầu về Y tế lớn. Người dân chủ động thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe theo hướng cá nhân hóa. Tất cả đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về chuyển đổi số Y tế.
Hiện nay ngành Y tế vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc xây dựng nền tảng bảo mật, kết nối và chia sẻ dữ liệu theo chiều dọc (cơ sở Y tế với bộ Y tế) và theo chiều ngang (giữa các cơ sở Y tế các địa phương). Để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, hãy để các chuyên gia của CMC Cloud tư vấn cho bạn cách các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Apple giải quyết những khó khăn khi gia nhập vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các giải pháp của CMC Cloud giúp xâu chuỗi và chuẩn hóa thông tin dữ liệu về một nguồn, đảm bảo vấn đề về an toàn bảo mật cũng như tối ưu chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian trong từng khâu hoạt động.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách