banner-news

Trong bài này

    Cloud Management là gì? Giải đáp mọi thứ về Cloud Management

    16/11/2023

    Cloud Management là một giải pháp được thiết kế phục vụ công việc giám sát các ứng dụng hệ thống. Cùng với sự bùng nổ của thị trường điện toán đám mây (Cloud Computing), Cloud Management là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, giúp quản lý tập trung các hệ thống cơ sở hạ tầng của mình tại một nơi duy nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Cloud Management là gì, các lợi ích cũng như cách hoạt động của chúng.

    Tìm hiểu về Cloud Management là gì

    Cloud Management là gì

    Cloud Management là một công cụ hỗ trợ quản lý các tài nguyên và dịch vụ Multi Cloud (đa đám mây). Khi các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ Cloud cùng lúc, việc sử dụng công cụ quản lý sẽ giúp tự động hóa quản lý các tài nguyên, làm đơn giản các khối lượng công việc và tăng hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp.

    Mặc dù Cloud Management là một khái niệm chung về các chiến lược, quy trình và công cụ quản lý, nhưng khi các doanh nghiệp đầu tư vào giải pháp Cloud Management, họ thường sử dụng một nền tảng quản trị đám mây (Cloud Management - CMP). CMP có thể hiểu là một bộ công cụ phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý và tối ưu hóa các tài nguyên trên Cloud. Dây là thuật ngữ do Gartner đặt ra. Các công cụ này cho phép doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình giám sát, quản trị các loại đám mây khác nhau như Private Cloud, Public Cloud hoặc Hybrid Cloud.

    Vậy, Cloud Management có gì khác so với Cloud Computing? Cả 2 đều hoạt động trong cùng một môi trường dữ liệu, trong cùng ứng dụng và mang lại một môi trường Cloud an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhưng chúng có một số điểm khác biệt:

    • Cloud Computing là môi trường chứa tất cả dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm các tài nguyên, ứng dụng và dịch vụ tương ứng mà doanh nghiệp cung cấp. Môi trường Cloud Computing cho phép chúng ta truy cập ngay vào các tài nguyên này và có các công cụ phần mềm quản lý việc truy cập này. 
    • Cloud Management là giải pháp cho phép doanh nghiệp quản lý việc truy cập vào các dịch vụ điện toán đám mây của người dùng, bao  gồm phần mềm, quản trị. Các nhân viên quản trị có thể quyết định cách thức và thời gian mà người dùng có thể truy cập vào dịch vụ này. 

    Cloud Management khác so với Cloud Computing

    Cách hoạt động của Cloud Management

    Các công cụ Cloud Management hoạt động dưới dạng máy ảo với hệ thống cơ sở dữ liệu và máy chủ riêng. Các máy chủ này sử dụng giao thức APIs để giao tiếp với các nguồn tài nguyên bên trong môi trường Cloud của doanh nghiệp. 

    Doanh nghiệp có thể theo dõi các ứng dụng trong Cloud, xem dữ liệu và các sự kiện khác và phân tích thông qua giao diện Dashboard được phát triển trên giao diện Web. Tương tự như các nguồn tài nguyên Cloud, quản trị viên có thể truy cập vào Cloud Management mọi lúc mọi nơi khi cần để tiến hành quản lý và điều chỉnh.

    Đa số các đơn vị cung cấp Cloud Management đều cung cấp dịch vụ này trên nền tảng riêng của họ, với các tính năng tạo báo cáo trực quan, gửi thông báo cho doanh nghiệp khi cần.

    Lợi ích của Cloud Management

    Dưới đây là các lợi ích chính mà công cụ Cloud Management mang lại cho doanh nghiệp:

    Tiết kiệm thời gian

    Công cụ quản lý đám mây giúp tối ưu thời gian quản lý Cloud cho doanh nghiệp. Các tính năng Self- service access (truy cập tự động) giúp mọi thứ được tự động hóa, tăng tốc độ phân phối tài nguyên và giảm thiểu sai sót do con người.

    Quản lý tập trung

    Các công cụ Cloud Management cho phép doanh nghiệp tích hợp các ứng dụng, không gian lưu trữ, hệ điều hành các công cụ bảo mật đám mây,... tạo ra một sự nhất quán trong việc quản lý các dịch vụ đám mây. Khả năng quản lý tập trung giúp tối ưu việc phân bổ nguồn lực, tăng tính bảo mật và giảm chi phí khi doanh nghiệp sử dụng nhiều môi trường Cloud khác nhau tại nhiều nhà cung cấp.

    Cloud Management hỗ trợ quản lý tập trung

    Giám sát tài nguyên hiệu quả

    Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có trên đám mây, chúng đang được sử dụng như thế nào và ai có quyền truy cập vào các nguồn lực này. Điều này giúp doanh nghiệp cân bằng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho khối lượng tài nguyên và công việc.

    Tối ưu chi phí

    Giải pháp quản lý đám mây cung cấp các báo cáo chi tiết kèm theo chi phí để doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, dự tính mức chi tiêu ngân sách phù hợp.

    Những thách thức của Cloud Management 

    Tuy nhiên, việc sử dụng Cloud Management cũng có khá nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi sử dụng:

    • Khả năng tương tác: Khi doanh nghiệp dùng nhiều loại đám mây khác nhau (như Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud), đội ngũ nhân sự doanh nghiệp phải có khả năng thống nhất và quản lý số lượng nhiều Cloud, không thể đồng nhất một cách đơn giản.
    • Theo dõi việc mở rộng Cloud: Tính năng Self-service có thể tự động tăng năng suất và mở rộng tài nguyên Cloud tự động, đáp ứng theo sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải giám sát và điều khiển phù hợp, để tránh việc chúng tăng quá nhanh dẫn tới chi phí cao, xuất hiện các rủi ro bảo mật và làm phức tạp hệ thống quản lý.
    • Phức tạp trong việc đánh giá mức chi phí: Mặc dù Cloud cho phép quản lý chi phí, ước tính chi phí để doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhưng việc dự tính chi phí sẽ cần khá nhiều thông tin như tài khoản, khu vực địa lý, các công cụ và dịch vụ đám mây nên sẽ khá phức tạp.

    Chiến lược quản lý đám mây hiệu quả 

    Việc quản lý hiệu quả các môi trường Public, Private, Hybrid Cloud hoặc kết hợp nhiều môi trường Cloud không chỉ liên quan đến công nghệ, công cụ sử dụng mà nó là một chiến lược quản lý đám mây. Việc tạo ra một chiến lược quản lý đám mây hiệu quả ở từng doanh nghiệp sẽ khác nhau, không có một chiến lược chung cho tất cả doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tìm những quy trình, công nghệ và công cụ  phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

    Một chiến lược quản lý đám mây hiệu quả nên:

    • Cho phép kiểm soát thống nhất các môi trường Cloud, doanh nghiệp có thể triển khai và tích hợp các dịch vụ sao cho phù hợp nhất.
    • Cho phép quản lý và thay đổi dịch vụ linh hoạt, đồng thời hỗ trợ tính năng giám sát và phân tích tài nguyên, mức sử dụng, chi phí và bảo mật liên tục.
    • Có các lớp bảo mật và tuân thủ chính sách tự động mà không làm chậm tốc độ.
    • Hỗ trợ theo dõi các tài nguyên và dịch vụ đám mây liên tục theo thời gian thực, từ chi phí, thực hiện thay đổi đối với người dùng đến các vấn đề vi phạm, để kịp thời giải quyết trước khi chúng trở thành các vấn đề lớn trong tương lai.

    Quản lý chi phí đám mây cùng CMC Pay as you go

    Mặc dù trên đây chưa phải là một chiến lược quản lý đám mây hiệu quả đầy đủ nhất, nhưng các nguyên tắc cơ bản này sẽ là gợi ý phù hợp cho doanh nghiệp khi mới tìm hiểu cách xây dựng chiến lược quản lý đám mây cho mình.

    Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp đã có thêm kiến thức về Cloud Management, lợi ích của nó và cách xây dựng chiến lược quản lý đám mây phù hợp nhất cho mình. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác, doanh nghiệp có thể liên hệ CMC Cloud để được tư vấn và giải đáp.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn