Cloud Testing là gì? Điều bạn cần biết về Kiểm thử đám mây
25/01/2024
Cloud Testing (Kiểm thử đám mây) ngày nay đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Với đám mây, việc kiểm thử trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và dễ quản lý hơn. Bài viết này sẽ giải đáp Cloud Testing là gì bằng ví dụ thực tế, phân loại, lợi ích và các thách thức.
Cloud Testing là gì?
Cloud Testing (Kiểm thử đám mây) là quá trình sử dụng tài nguyên điện toán đám mây (cloud computing) của một nhà cung cấp dịch vụ để kiểm thử các ứng dụng phần mềm. Toàn bộ ý tưởng xoay quanh việc phân bổ các tài nguyên dùng chung, cụ thể là điện toán (compute), lưu trữ (storage) và băng thông mạng để thực hiện các thử nghiệm. Bằng cách đó, nhóm QA không bị hạn chế bởi số lượng máy vật lý cần thiết để đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm của mình.
Các loại Cloud Testing
Mặc dù Cloud Testing theo nghĩa rộng đề cập đến việc thử nghiệm các ứng dụng thông qua tài nguyên điện toán đám mây (cloud computing), nếu phân chia theo mục đích có 03 loại Cloud Testing chính khác nhau, gồm:
Kiểm thử tài nguyên đám mây (cloud resources): Kiến trúc của đám mây và các tài nguyên khác được đánh giá về hiệu suất và hoạt động phù hợp. Điều này liên quan đến việc thử nghiệm nền tảng của nhà cung cấp dưới dạng dịch vụ (PaaS) hoặc cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS). Các thử nghiệm thông thường có thể đánh giá khả năng mở rộng, khắc phục thảm họa (DR) cũng như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.
Kiểm thử phần mềm cloud-native: Kiểm tra QA các sản phẩm SaaS nằm trên đám mây.
Kiểm thử phần mềm bằng các công cụ Cloud-based: Sử dụng các công cụ và tài nguyên dựa trên đám mây để kiểm tra QA.
Ví dụ về Cloud Testing
Cloud Testing có thể được dùng để thực hiện nhiều loại kiểm thử chức năng và phi chức năng cho khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ về Cloud Testing thường được tiến hành trong môi trường đám mây:
Kiểm thử chức năng (Functional testing): Bao gồm kiểm thử smoke, kiểm thử sanity, kiểm thử hộp trắng, kiểm thử hộp đen, kiểm thử tích hợp và kiểm thử đơn vị…
Kiểm thử hệ thống (System testing): Kiểm tra các tính năng của ứng dụng để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Kiểm thử khả năng tương tác (Interoperability testing): Kiểm tra xem hiệu suất ứng dụng có được duy trì qua các thay đổi được thực hiện đối với cơ sở hạ tầng của nó hay không.
Kiểm thử sự ổn định và độ tin cậy hệ thống (Stress testing): Xác định khả năng hoạt động của ứng dụng dưới tải công việc tối đa trong khi vẫn hoạt động hiệu quả và ổn định.
Khả năng chịu tải (Load testing): Đo lường phản hồi của ứng dụng đối với lưu lượng traffic mô phỏng của người dùng.
Kiểm thử độ trễ (Latency testing): Kiểm tra thời gian trễ giữa các hành động và phản hồi trong một ứng dụng.
Kiểm thử hiệu năng (Performance testing): Kiểm tra hiệu suất của ứng dụng theo khối lượng công việc cụ thể và được sử dụng để xác định ngưỡng, tắc nghẽn và các hạn chế khác trong hiệu suất ứng dụng.
Kiểm thử tính khả dụng (Availability testing): Đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng với mức độ ngừng hoạt động ở mức tối thiểu khi nhà cung cấp đám mây thực hiện các thay đổi đối với cơ sở hạ tầng.
Kiểm thử multi-tenancy: Kiểm tra xem hiệu suất có được duy trì khi có thêm người dùng hoặc khách hàng truy cập đồng thời vào ứng dụng hay không.
Kiểm tra an ninh (Security testing): Kiểm tra các lỗ hổng bảo mật trong dữ liệu và code trong ứng dụng.
Thử nghiệm khôi phục thảm họa (Disaster recovery testing): Đảm bảo thời gian ngừng hoạt động của đám mây và các tình huống dự phòng khác sẽ không dẫn đến những thiệt hại không thể khắc phục (như mất dữ liệu).
Kiểm tra hiệu suất trình duyệt (Browser performance testing): Kiểm tra hiệu suất ứng dụng trên các trình duyệt web khác nhau.
Kiểm tra khả năng tương thích (Compatibility testing): Kiểm tra hiệu suất ứng dụng trên các hệ điều hành (HĐH) khác nhau.
Lợi ích của Cloud Testing
Sau đây là một số lợi ích của kiểm thử đám mây (Cloud Testing):
Tính khả dụng của môi trường kiểm thử: Trong Cloud Testing, các nhóm thử nghiệm có thể dễ dàng sao chép môi trường của khách hàng để thử nghiệm mà không cần đầu tư vào phần cứng hay phần mềm bổ sung. Những tài nguyên này có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào khi có kết nối mạng.
Hiệu quả về chi phí: Cloud Testing tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp thử nghiệm truyền thống vì không cần đầu tư chi phí ban đầu. Khách hàng cũng như các nhà phát triển hay nhóm kiểm thử chỉ trả tiền cho những gì đã sử dụng.
Tốc độ nhanh chóng: Cloud Testing nhanh hơn phương pháp thử nghiệm truyền thống vì hầu hết các tác vụ quản lý như quản lý cơ sở hạ tầng vật lý để thử nghiệm đều bị loại bỏ.
Khả năng mở rộng: Tài nguyên điện toán đám mây có thể tăng và giảm bất cứ khi nào cần thiết, dựa trên nhu cầu thử nghiệm của khách hàng tại từng thời điểm.
Tùy chỉnh: Cloud Testing có thể được tùy chỉnh theo cách sử dụng, chi phí và thời gian dựa trên sự đa dạng môi trường.
Khắc phục sau thảm họa: Có thể dễ dàng khắc phục thảm họa vì việc sao lưu dữ liệu được thực hiện tại các nhà cung cấp đám mây (Ví dụ: CMC Cloud) cũng như tại người dùng cuối.
Hiểu Cloud Testing là gì có thể mang lại một số lợi ích cho tổ chức như tối ưu chi phí, tính linh hoạt và tốc độ kiểm thử. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức như bảo mật và quyền riêng tư. Do đó việc lựa chọn nền tảng Cloud Testing tin cậy là điều quan trọng đối với các nhà kiểm thử và phát triển.
Bên cạnh đó, khi xem xét các phương pháp kiểm thử khác nhau, doanh nghiệp nên ưu tiên tìm ra các phương pháp kiểm thử phần mềm phù hợp với nhu cầu tổ chức của mình. Nếu doanh nghiệp xác định rằng phương pháp Cloud Testing là phù hợp nhất, có thể đăng ký trải nghiệm dùng thử trước MIỄN PHÍ tại CMC Cloud - nền tảng điện toán đám mây tin cậy dành cho các nhà phát triển.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ