banner-news

Trong bài này

    Sự cần thiết của Điện toán đám mây trong Ngân hàng

    07/12/2023

    Có một điều mà COVID-19 đã qua và dạy chúng ta, thực tế là người tiêu dùng cần các dịch vụ ngay trong tầm tay mà không cần đến cửa hàng truyền thống – cho dù đó là mua hàng tạp hóa hay quản lý nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của họ. 

    Trước vấn đề này, các ngân hàng, dù chậm trong việc áp dụng cơ sở hạ tầng đám mây và ảo hóa đám mây, đều biết rằng phiên bản tương lai vào 2030 của họ sẽ rất khác so với hiện tại. Và rằng họ cần đưa ra các chiến lược ngay hôm nay để chuẩn bị cho tương lai của mình.

    Có thể thấy các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud computing) dành cho ngân hàng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.

    Ví dụ điện toán đám mây trong ngân hàng

    Do chi phí của các trung tâm dữ liệu ngày càng tăng, các ngân hàng đang chọn chuyển các hoạt động thử nghiệm và phát triển phần mềm, ứng dụng của họ sang mô hình IaaS. 

    Sử dụng mô hình dịch vụ IaaS – Có nghĩa rằng thay vì xây dựng trung tâm dữ liệu tại chỗ (data center) và cài đặt máy chủ, mô hình đám mây này cho phép các ngân hàng sử dụng các tài nguyên có sẵn theo mô hình thuê nhà cung cấp cơ sở hạ tầng IaaS.

    Các nhà cung cấp IaaS là cung cấp các bản nâng cấp phần mềm kịp thời và phần cứng tiết kiệm chi phí, giúp các ngân hàng dễ dàng nâng cấp các dịch vụ kỹ thuật số của mình. Một số nền tảng mà được tin tưởng trong lĩnh vực IaaS sẽ là Amazon Web Services, Google Cloud Platform, Microsoft Azure (thế giới), CMC Cloud - CMC Telecom (Việt Nam),...

    Lợi ích của điện toán đám mây trong ngân hàng

    Sau đây là một số lợi ích quan trọng khi sử dụng điện toán đám mây cho các dịch vụ tài chính và ngân hàng:

    • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Các ngân hàng có thể cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn bằng cách cung cấp quyền truy cập mọi lúc, mọi nơi vào các dịch vụ ngân hàng.
    • Giảm chi phí: Các ngân hàng có thể tiết kiệm ngân sách bằng cách di chuyển các ứng dụng và dữ liệu của họ lên đám mây. Mô hình định giá trả theo mức sử dụng (Pay as you go) của đám mây giúp các tổ chức tài chính sử dụng các dịch vụ này có giá cả tối ưu hơn.
    • Tốc độ xử lý nhanh hơn: Nền tảng đám mây được thiết kế để có hiệu suất nhanh và có thể xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này cho phép các ngân hàng cải thiện tốc độ xử lý giao dịch và giảm các vấn đề về độ trễ.
    • Khả năng mở rộng nhanh chóng: Nền tảng đám mây có thể tăng hoặc giảm quy mô khi cần, điều này mang lại cho các tổ chức tài chính sự linh hoạt mà họ cần để phục vụ khách hàng tốt nhất, đặt biệt là thời gian cao điểm. 
    • Bảo mật: Các nhà cung cấp đám mây tin cậy cung cấp môi trường an toàn và nhiều lớp bảo vệ chống lại vi phạm dữ liệu hay các cuộc tấn công khác.
    • Tuân thủ các quy định: Các ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy định bằng cách sử dụng nền tảng đám mây tuân thủ các quy định của ngành tài chính.

    Thực trạng điện toán đám mây trong ngân hàng Việt Nam

    Có thể nói, điện toán đám mây chính là xu thế tất yếu trên toàn thế giới và không ngoại lệ với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. 

    Trong tâm thế chuẩn bị và sẵn sàng cho việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây, Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương và hành lang pháp lý hỗ trợ cho các ngân hàng. 

    Vào tháng 8/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 18/2018/TT-NHNN, quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng, bao gồm quy định về quản lý và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong ngành. 

    Tháng 12/2019, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030” trong đó xác định, mục tiêu là 60% ngân hàng Việt Nam sử dụng đám mây vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng. 

    Tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 09, cho phép các ngân hàng chuyển các dữ liệu quan trọng, cấp độ 3, 4, 5 lên đám mây nếu đảm bảo tuân thủ những quy định kèm theo. Đây là Thông tư có tính bước ngoặt, nhằm thúc đẩy xu thế sử dụng điện toán đám mây của ngành Ngân hàng.

    Ngân hàng Sacombank hợp tác với CMC Telecom để triển khai hạ tầng trung tâm dữ liệu. 

    Với yêu cầu đặc thù của ngành ngân hàng, hạ tầng công nghệ cần đảm bảo tính ổn định, tính bảo mật cao và vận hành chuyên nghiệp. Trong quá trình lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, Sacombank ưu tiên những đơn vị có khả năng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những yêu cầu khắt khe và đặc thù của ngành Tài chính - Ngân hàng. Trong đó, Data Center của CMC Telecom là cái tên mà Sacombank quan tâm. Theo đó, Sacombank và CMC Telecom thành công tổ chức nghiệm thu dự án triển khai hạ tầng trung tâm dữ liệu tại CMC Data Center Tân Thuận, TP.HCM. Đây là dự án trọng điểm xây dựng nền tảng cốt lõi cho hoạt động chuyển đổi số của Sacombank giúp đảm bảo cung cấp một môi trường an toàn tin cậy cho dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số.

    Yếu tố giúp Ngân hàng thành công trong việc triển khai đám mây

    Các yếu tố có thể giúp ngân hàng đạt được thành công trước khi triển khai các giải pháp ​​đám mây:

    • Xác định rõ ràng ROI cho các dự án dựa trên đám mây: Bước đầu tiên, các nhà cung cấp đám mây nên giải thích chi phí và ý nghĩa của việc di chuyển các ứng dụng và cơ sở hạ tầng ngân hàng tại chỗ sang đám mây.
    • Chọn nhà cung cấp dịch vụ có kiến ​​thức chuyên môn đã được chứng minh. Họ đã đầu tư vào các dự án thực tế sẽ có nhiều kinh nghiệm và các trường hợp kinh doanh trong việc triển khai. 
    • Ký hợp đồng outsourcing sử dụng mô hình thanh toán trả tiền cho mỗi lần sử dụng. Cần có thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) liên kết việc thanh toán với hiệu suất hệ thống nhất quán.
    • Hiểu các yêu cầu về bảo mật dữ liệu và quy định. Ngân hàng có thể cần giữ dữ liệu nhạy cảm trong tường lửa (firewall) để đáp ứng các quy định của địa phương và khách hàng.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn