banner-news

Trong bài này

    Độ trễ mạng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    09/08/2023

    Trong bối cảnh công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số, internet trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người dùng thường gặp phải độ trễ mạng khi truy cập internet. Thời gian gián đoạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm và hành vi của người dùng, gây tụt giảm doanh thu và giảm lợi ích đầu tư của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về độ trễ mạng cũng như nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này trong bài viết dưới đây.

    Hiểu độ trễ mạng là gì

    Độ trễ mạng là gì                                                                  

    Độ trễ mạng, còn được là độ lag mạng, là khoảng thời gian cần thiết cho việc truyền dữ liệu từ người gửi đến người nhận để người nhận có thể xử lý yêu cầu đó. Nói cách khác, ý nghĩa độ trễ mạng đề cập đến thời gian cần thiết để máy chủ nhận được yêu cầu từ trình duyệt, tiến hành xử lý và trả kết quả về.

    Quá trình truyền tải thông tin có độ trễ nhỏ được coi là mạng có độ trễ thấp và ngược lại, thời gian trễ dài hơn được coi là mạng có độ trễ cao. Bất kì sự chậm trễ nào đều gây ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web.

    Minh chứng điển hình của vấn đề này có thể thấy ở các trang thương mại điện tử phục vụ người dùng trên toàn thế giới. Độ trễ cao sẽ khiến việc duyệt các danh mục và sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Trong môi trường mua sắm online ngày càng cạnh tranh, sự chênh lệch vài giây cũng có thể khiến doanh thu bị tụt giảm.

    Giải thích khái niệm độ trễ mạng 

    Nguyên nhân gây ra độ trễ mạng là gì 

    Nắm được nguyên nhân gây ra độ trễ mạng giúp doanh nghiệp tìm được giải pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây trễ mạng phổ biến:

    • Phương tiện truyền dẫn
    • Khoảng cách truyền lưu lượng truy cập mạng
    • Số bước nhảy mạng
    • Khối lượng dữ liệu
    • Hiệu năng máy chủ

    Tầm quan trọng của độ trễ mạng trong kết nối Internet

    Trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số, phần lớn các doanh nghiệp đều dựa vào ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng đám mây để thực hiện kinh doanh. Các hoạt động này dựa vào việc thu thập dữ liệu từ các thiết bị thông minh có kết nối internet, gọi chung là Internet vạn vật.

    Độ trễ mạng gây ra sự trì hoãn về thời gian, giảm lợi ích của việc đầu tư vào dung lượng mạng. Dù sở hữu nhiều mạng lưới mạnh mẽ, nhưng nếu độ trễ không được kiểm soát, toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp có thể trở nên không hiệu quả.

    Bên cạnh đó, quá trình chờ phản hồi quá lâu ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và sự hài lòng của khách hàng, khiến doanh thu và tỉ lệ chuyển đổi tụt giảm. Giữa thị trường ngày càng cạnh tranh, chỉ vài giây chờ đợi cũng tạo ra trải nghiệm khác biệt, tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng.

    Cách đo độ trễ mạng 

    Thông thường, các công cụ quản lý và giám sát mạng sẽ tự động đo lường, nhưng đây chỉ là phương pháp thủ công. Khi bạn nhập lệch tracert, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các bộ định tuyến dẫn đến địa chỉ trang web đó, theo sau là phép đo thời gian tính bằng mili giây (ms). Kết quả sau khi cộng các phép đo là độ trễ giữa máy của bạn và trang web được đề cập.

    Độ trễ có thể được đo bằng Round Trip Time (RTT) hoặc Time to First Byte  (TTFB):

    • RTT là thời gian trễ trọn vòng, chỉ lượng thời gian cần thiết để một gói tin đi từ máy khách đến máy chủ và ngược lại.
    • TTFB là thời gian phản hồi máy chủ, chỉ lượng thời gian cần thiết để máy chủ nhận được byte dữ liệu đầu tiên khi máy khách gửi yêu cầu.

    Bên cạnh phương pháp trên, bạn cũng có thể kiểm tra độ trễ mạng đơn giản hơn bằng các cách sau:

    • Sử dụng lệnh Ping trên hệ điều hành
    • Dùng công cụ đo độ trễ mạng trực tuyến

    Cách giảm độ trễ mạng

    Độ trễ mạng có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Tham khảo một số phương pháp giảm độ trễ mạng dưới đây:

    Sử dụng CDN

    Khoảng cách giữa máy khách yêu cầu và máy chủ phản hồi đóng vai trò rất quan trọng. Việc sử dụng CDN ( mạng phân phối nội dung ) mang tài nguyên đến gần người dùng hơn bằng cách lưu trữ chúng vào bộ nhớ đệm ở nhiều nơi trên thế giới. Sau khi các tài nguyên đó được lưu vào bộ nhớ đệm, người dùng chỉ cần di chuyển đến Điểm hiện diện gần nhất để truy xuất dữ liệu đó, thay vì phải quay lại máy chủ gốc mỗi lần sử dụng.

    Tại Việt Nam, CDN của CMC Cloud hiện là một trong những mạng phân phối nội dung tốt và an toàn nhất. Tìm hiểu chi tiết và dùng thử dịch vụ CDN của CMC Cloud tại đây.

    Trải nghiệm dùng thử dịch vụ CMC CDN

    Sử dụng HTTP/2

    Sử dụng HTTP/2 cũng là một cách giảm độ trễ mạng phổ biến. HTTP/2 giảm độ trễ của máy chủ bằng cách tối thiểu hóa số lần truyền dữ liệu trọn vòng từ người gửi đến người nhận và chuyển giao song song.

    Bộ nhớ đệm của trình duyệt 

    Một phương pháp khác có thể dùng để giảm độ trễ mạng là bộ nhớ đệm của trình duyệt. Các trình duyệt sẽ lưu trữ cục bộ một số tài nguyên trang web nhất định, giúp cải thiện thời gian chờ và giảm số lượng yêu cầu quay lại máy chủ.

    Một số câu hỏi liên quan đến độ trễ

    Độ trễ bao nhiêu là tốt 

    Độ trễ bao nhiêu là tốt không cố định mà phụ thuộc tùy vào đối tượng người dùng và ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy độ trễ dưới 150 mili giây đều được coi là tốt.

    Độ trễ cao hay độ trễ thấp tốt hơn

    Độ trễ mạng thấp luôn được đánh giá tốt hơn so với độ trễ mạng cao. Đơn giản bởi người dùng luôn muốn có kết quả phản hồi cho thứ họ muốn trong thời gian nhanh nhất.

    Mối quan hệ giữa băng thông, độ trễ và thông lượng

    Băng thông, độ trễ và thông lượng là các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Độ trễ và thông lượng song song hoạt động, mang lại hiệu năng và khả năng kết nối mạng cao. Chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền các gói dữ liệu mà còn tác động qua lại lẫn nhau.

    Khi kết nối mạng có độ trễ cao, dữ liệu mất nhiều thời gian hơn để truyền và xử lí khiến thông lượng giảm. Ngược lại, thông lượng thấp cũng gây ra tình trạng độ trễ mạng cao do khối lượng dữ liệu lớn, mất nhiều thời gian hơn để truyền tới đích.

    Do đó, để đạt được hiệu suất mạng cao, bạn cần theo theo dõi cả độ trễ và thông lượng. Chúng đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng kết nối mạng và trải nghiệm sử dụng website.

    Một số vấn đề về độ trễ mạng 

    Có thể thấy, độ trễ mạng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất của website, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và hoạt động của doanh nghiệp. Tình trạng này có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau, trong đó giải pháp phổ biến nhất với doanh nghiệp Việt Nam là sử dụng dịch vụ CDN của CMC Cloud. Cải thiện độ trễ mạng mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý hệ thống, tăng tỉ lệ chuyển đổi và đảm bảo tính ổn định cho trang web của bạn.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn