Trong bài này
01/10/2023
Khi các thiết bị ngày càng trở nên thông minh hơn với kết nối mạng không dây, thì Edge Computing càng trở nên quan trọng. Vậy Edge Computing là gì? Bài viết hôm nay của CMC Cloud giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, nó khác với điện toán đám mây như thế nào và cách sử dụng nó sao cho hiệu quả.
Edge Computing (Dịch sang tiếng việt: Điện toán biên) là mô hình điện toán đám mây phân tán mà trong đó các xử lý tính toán và lưu trữ dữ liệu không được thực hiện tại trung tâm dữ liệu truyền thống hoặc máy chủ từ xa, mà thay vào đó được thực hiện gần với nguồn dữ liệu hoặc thiết bị tạo ra dữ liệu.
Edge Computing là gì?
Về cơ bản, tất cả quá trình xử lý dữ liệu được diễn ra trên PC, máy tính xách tay và các thiết bị khác. Tuy nhiên, ít người biết rằng chúng có thể được xử lý theo cách tương tự thông qua hệ thống Internet.
Quá trình xử lý diễn ra qua internet và thường được hỗ trợ bên ngoài các thiết bị này bằng điện toán đám mây. Nó là một mô hình điện toán bao gồm một mạng lưới các máy chủ được kết nối với cùng một trung tâm dữ liệu. Do đó, người dùng truy cập hệ thống này bằng thiết bị kết nối Internet và thực hiện các tác vụ xử lý dữ liệu trên thiết bị đó.
Điện toán biên – về cơ bản là một dạng điện toán đám mây. Tuy nhiên, các điện toán cần được xử lý không gửi đến trung tâm máy chủ ban đầu mà được phân phối trên nhiều thiết bị. Ở cấp độ cao, Edge là một cách để tối ưu hóa hệ thống điện toán đám mây bằng cách tính toán và xử lý dữ liệu ở vùng rìa mạng, gần nguồn dữ liệu nhất.
Bằng cách áp dụng Computing Edge, các tổ chức có thể tối ưu hóa quy trình xử lý dữ liệu của mình, cải thiện thời gian phản hồi và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn, đồng thời vẫn kiểm soát được chi phí.
Hãy cùng khám phá thêm những lợi ích của Computing Edge:
Edge Computing giúp giảm độ trễ trong quá trình xử lý dữ liệu, vì dữ liệu được xử lý tại nguồn thu thập. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp như trò chơi trực tuyến, thực tế ảo, hay các hệ thống kiểm soát thời gian thực.
Băng thông tới các máy chủ đám mây từ xa là nguồn tài nguyên có hạn cần được tiết kiệm. Nhờ việc xử lý các tác vụ ngay tại biên mà lượng dữ liệu cần gửi qua internet tới Cloud Server được giảm và còn giảm chi phí đầu tư vào sức mạnh xử lý đám mây.
Ưu điểm của Edge Computing
Dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại các thiết bị cận biên, giúp giảm nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài và tăng cường bảo mật dữ liệu thông qua hoạt động mã hóa và tự bảo vệ giúp các thiết bị IoT có khả năng chống chịu tốt hơn trước tin tặc và hoạt động độc hại.
Với việc xử lý tại chỗ, Edge Computing giúp cung cấp phản hồi nhanh chóng và thậm chí tức thì cho các ứng dụng. Điều này rất quan trọng trong các tình huống cần đưa ra quyết định nhanh.
Edge Computing cho phép xử lý dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị như cảm biến và camera, giúp tạo ra các ứng dụng và dịch vụ phức tạp như phân tích video trực tiếp, theo dõi hàng hóa và quản lý tài sản.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng Edge Computing cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây là các nhược điểm của Edge Computing:
Triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng Edge Computing đòi hỏi một khoản đầu tư cao. Các thiết bị cận biên (edge devices) thường phải được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu xử lý dữ liệu và tính toán. Bên cạnh đó, việc cài đặt và quản lý các thiết bị này cũng đòi hỏi nguồn nhân lực và thời gian đáng kể.
Trong mô hình Edge Computing, các thiết bị cận biên cần được đặt tại các vị trí gần nguồn dữ liệu. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại những vị trí này có thể gặp khó khăn do yếu tố về không gian, nguồn cung cấp điện, mạng và điều kiện môi trường khác nhau. Điều này làm cho việc triển khai và duy trì các thiết bị cận biên trở nên phức tạp.
Nhược điểm của Edge Computing
Quản lý và giám sát các thiết bị cận biên có thể là một thách thức do chúng được đặt tại các vị trí xa và đa dạng. Việc kiểm tra trạng thái hoạt động, nâng cấp phần mềm, và giám sát hiệu suất có thể đòi hỏi công sức và tài nguyên quản lý lớn.
Với việc xử lý dữ liệu tại cận biên, có khả năng xảy ra mất dữ liệu khi kết nối mạng bị gián đoạn hoặc các thiết bị gặp sự cố. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và khả năng phục hồi của dữ liệu.
Edge Computing thu thập và xử lý thông tin càng gần nguồn dữ liệu hoặc sự kiện quan tâm càng tốt. Nó dựa vào các cảm biến, thiết bị điện toán và máy móc để thu thập thông tin và truyền dữ liệu đến các máy chủ biên. Tùy thuộc vào nhiệm vụ và kết quả mong muốn, dữ liệu này có thể được nhập vào hệ thống phân tích để tự động hóa hoặc cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái hiện tại của thiết bị, hệ thống hoặc sản phẩm.
Một kiến trúc Edge Computing điển hình được chia thành ba lớp:
Thành phần cơ bản trong Edge Computing
Ứng dụng thực tế của Edge Computing
“Edge Computing là gì” không chỉ là một khái niệm về công nghệ, mà còn mang trong mình tiềm năng thay đổi cách tương tác với thế giới số. Hãy tiếp tục theo dõi CMC Cloud để cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ điện toán đang không ngừng phát triển từng ngày.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách