banner-news

Trong bài này

    File Server là gì? Lợi ích vàng cho doanh nghiệp

    01/10/2023

    Trong doanh nghiệp, việc lưu trữ và chia sẻ thông tin là nhu cầu quan trọng hàng đầu. File Server ra đời phục vụ mục đích đó. Vậy, cụ thể thì File server là gì? Đây là thuật ngữ thường được đề cập trong các doanh nghiệp có nhiều máy tính, và các máy tính đó có chia sẻ dữ liệu với nhau. Có thể nói, File Server là nơi lưu trữ dữ liệu tập trung, giảm tính trạng thất thoát dữ liệu khi máy tính bị hư hỏng. Cùng CMC Cloud tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm File Server qua bài viết dưới đây.

    File Server là gì?

    File server (dịch sang tiếng Việt là máy chủ tập tin, là một máy chủ trung tâm trong mạng máy tính có vai trò lưu trữ, quản lý và chia sẻ các file dữ liệu giữa nhiều máy tính khác nhau trong cùng một mạng. Các tập tin này có thể là tài liệu, ảnh, video, các tập tin âm thanh,... mà các máy trạm (workstations) có thể truy cập được. Máy trạm này có khả năng kết nối được tới các máy chủ khi những máy chủ này chia sẻ quyền truy cập thông qua mạng máy tính.  

    Trong sơ đồ máy khách và máy chủ (the traditional client - server scheme), máy khách là các máy trạm sử dụng bộ lưu trữ (storage). Một file server thường không thực hiện các tác vụ tính toán hay chạy các chương trình thay cho các client workstations. 

    Máy chủ tệp thường xuất hiện trong các trường học và văn phòng, nơi người dùng sử dụng mạng cục bộ (local area network) để kết nối các máy khách của họ. 

    Tìm hiểu File Server là gì?

    Cách hoạt động của File Server

    File Server chỉ làm cho khách hàng có thể truy cập vào hệ thống tệp từ xa. Hệ thống này có thể lưu trữ bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm tập tin, tài liệu, ảnh hoặc video.

    Hệ thống thường lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đốm dữ liệu hoặc tệp nhị phân. Điều này đồng nghĩa với File Server không thực hiện lập chỉ mục hoặc xử lý các tệp được lưu trữ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng các plugin hoặc chức năng bổ sung để cung cấp thêm các tính năng tùy theo nhu cầu.

    File Server không cung cấp cách tích hợp để tương tác với dữ liệu và dựa vào máy khách để sử dụng nó. Các cơ sở dữ liệu không được coi là File Server vì cơ sở dữ liệu chỉ xử lý các dữ liệu có cấu trúc được truy vấn.

    Máy chủ tệp thường bao gồm các tính năng bổ sung, cho phép nhiều người dùng truy cập vào chúng cùng lúc:

    • Quản lý quyền được sử dụng: Cho phép người dùng nào có thể truy cập tệp nào và người dùng có quyền chỉnh sửa hoặc xóa tệp.
    • Khóa tệp: Ngăn nhiều người dùng chỉnh sửa cùng một tệp cùng một lúc.
    • Giải quyết xung đột duy trì tính toàn vẹn dữ liệu trong trường hợp tệp bị ghi đè.
    • Hệ thống tệp phân tán đảm bảo dữ liệu có tính sẵn sàng cao, bằng cách sao chép dữ liệu đó sang nhiều máy chủ ở các vị trí khác nhau.

    Một số kiểu File Server phổ biến

    Khi phân loại theo phương thức truy cập, ta có một số kiểu File server chính:

    • FTP và SFTP: Thiết kế phục vụ mục đích cung cấp file trên Internet. Giao thức này dùng để tải xuống hoặc tải lên tập tin, các Client không được phép thực thi dữ liệu trực tiếp trên hệ thống từ xa
    • HTTP (Hypertext Transfer Protocol): Ưu điểm là các cổng không cần phải mở trong Client mà được mở theo tiêu chuẩn World Wide Web
    • SMB: Đây hiện đang là một trong những giao thức phổ biến nhất đối với các máy chủ tệp mạng LAN. Giao thức này hỗ trợ tốt cho macOS và Windows. Với Unix và Linux, bạn có thể truy cập thông qua CIFSD hoặc Samba.
    • NFS: Giao thức chủ yếu dùng cho Unix và Linux nên không quá phổ biến với end user.

    Một số kiểu File Server truyền dữ liệu phổ biến

    Ưu điểm của File Server

    File Server có nhiều ưu điểm nổi bật như:

    Truy cập và chia sẻ file dễ dàng

    File server cho phép bạn chia sẻ thông tin dễ dàng quan Internet mà không cần dùng đến các phương pháp vật lý như đĩa mềm hoặc các thiết bị như USB. Đa số các File server đều hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau (FTP, WebDAV, HTTP, NFS, HTTP). Do đó, bạn có thể truy cập vào File server mọi lúc mọi nơi qua các PC có hệ điều hành Linux, Mac, Windows.

    Truy cập và chia sẻ File cho người khác dễ dàng

    Thay vì lưu trữ các thông tin dữ liệu rải rác trên từng máy tính hoặc từng thiết bị như USB, File server giúp tập trung tài liệu tại một nơi duy nhất. Điều này giúp bạn tìm kiếm, sắp xếp và phân loại tập tin nhanh chóng hơn, tăng hiệu suất công việc.

    Sao lưu và phục hồi dữ liệu

    Khi lưu trữ trên các máy tính theo phương pháp truyền thống, nếu xảy ra tình trạng hỏng ổ cứng hoặc bị mất, bạn khó có thể tìm lại thông tin dữ liệu. Với File server, công nghệ RAID giúp giảm khả năng mất dữ liệu, đồng thời cũng có cơ chế sao lưu dữ liệu thường xuyên.

    Trong trường hợp khi người dùng lỡ xóa dữ liệu hoặc bị virus tấn công, quá trình phục hồi dữ liệu trên File server diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản, chỉ với vài thao tác click chuột.

    Chi phí triển khai thấp

    Việc sử dụng File server từ nhà cung cấp thứ ba giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp hiệu quả. Việc đầu tư vào các thiết bị lưu trữ truyền thống như máy tính, ổ đĩa, USB,... là không cần thiết. 

    Nhược điểm của File server

    Về nhược điểm của File server, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

    • Cần phải có quyền quản lý
    • Hệ thống siêu dữ liệu tích hợp khá hạn chế, việc thao tác với tập tin phức tạp nên cần có kiến thức quản lý
    • Yêu cầu về bảo mật 
    • Cần xây dựng kế hoạch cho công suất bổ sung. 

    Nhược điểm của File Server là gì?

    Khi nào nên sử dụng File Server 

    File server thường được dùng trong các tổ chức doanh nghiệp, trường học,... có nhu cầu lưu trữ một lượng lớn thông tin. Vì khi quy mô mở rộng, việc lưu trữ thông tin và trao đổi trên email hoặc các thiết bị USB không còn hiệu quả nữa:

    • Email không hỗ trợ gửi các tập tin lớn trên 50MB.
    • Việc sao chép dữ liệu qua USB mất khá nhiều thời gian và khó để tìm kiếm, phân loại khi cần. 
    • Khó khăn trong việc báo cáo tiến độ hoàn thành dự án nếu có các tập tin nặng.
    • Bảo mật dữ liệu không cao, dễ xảy ra tình trạng thất lạc hoặc mất dữ liệu,... ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

    Khi đó, File server sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc để giải quyết các vấn đề này.

    Khi nào nên dùng File Server?

    Mô hình cấu trúc của File Server

    Dưới đây là các mô hình cấu trúc chính của File Server:

    Storage

    File server có chức năng quan trọng nhất là lưu trữ (Storage), nên nhiều công nghệ cho phép chạy nhiều ổ đĩa khác nhau theo nhóm đã được ra đời, tạo thành disk array.

    Disk Array chứa các bộ nhớ cache giúp tăng tốc độ truy cập và các công nghệ RAID, công nghệ ảo hóa lưu trữ phục vụ người dùng. Nhờ có Disk Array, độ sẵn sàng của Server tốt hơn nhờ vào nhiều yếu tố dự phòng khác nhau (RAID, nguồn điện).

    Network-attached storage (NAS)

    Network-attached storage (NAS) được hiểu là máy tính lưu trữ dữ liệu ở cấp độ tập tin. Chúng được kết nối với mạng và cho phép truy cập vào tập tin trên nhóm khách hàng không đồng nhất. Ngoài ra, các thiết bị gắn vào mạng (NAS device) được dùng chuyên cho việc lưu trữ các tập tin.

    Cấu trúc NAS (Network-attached storage) 

    Hệ thống NAS gồm các thiết bị kết nối với ổ cứng thông qua mạng, với lối sắp xếp thành Storage Container dự phòng hoặc dãy RAID (RAID array). NAS sử dụng các giao thức chia sẻ tập tin phổ biến qua Internet như SMB/CIFS, AFP hoặc NFS để cấp quyền truy cập file.

    Bảo mật

    File server có hình thức hạn chế quyền truy cập đối với những người dùng cụ thể. Ở các tổ chức lớn, nhiệm vụ này do directory service như Active Directory (Microsoft), eDirectory (Novell) đảm nhiệm.

    Các File server hoạt động theo môi trường phân cấp, có cấp quyền truy cập cho từng người hoặc từng nhóm người dùng thông qua xác thực, đảm bảo an toàn dữ liệu. 

    Nhìn chung, File server là một phương pháp lý tưởng để lưu trữ và chia sẻ  tập tin cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, khách hàng đã hiểu hơn về khái niệm File Server là gì, cũng như các trường hợp cần dùng đến giải pháp này. Nếu khách hàng cần tìm kiếm các giải pháp lưu trữ tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu suất khác, đừng quên liên hệ CMC Cloud để được chúng tôi hỗ trợ chi tiết nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn