banner-news

Trong bài này

    Hiểu Firewall là gì để ngăn chặn tấn công an ninh mạng

    27/11/2023

     Vậy, cụ thể thì Firewall là g? Sau hàng loạt các vụ tấn công mạng thì việc bảo vệ thông tin dữ liệu đã ngày càng được chú trọng hơn. Bên cạnh các ứng dụng diệt virus thì Firewall cũng được nhiều người quan tâm sử dụng. Hiện nay, có các loại Firewall nào và chúng có ứng dụng gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới.

    Firewall là gì?

    Firewall là gì?

    Là một kỹ thuật được tích hợp bên trong các hệ thống mạng giúp chống lại các sự xâm nhập trái phép bảo vệ các thông tin dữ liệu của doanh nghiệp. Giống như tên gọi file A1 như một bức tường lửa giúp ngăn cách các thiết bị của người dùng như điện thoại máy tính laptop,... khỏi các rủi ro và nguy hiểm trên môi trường internet.

    Ưu nhược điểm của Firewall 

    Firewall mang lại nhiều ưu điểm như:

    • Ngăn chặn các truy cập trái phép: Tường lửa giúp hạn chế các lưu lượng truy cập đến từ những địa chỉ IP hoặc mạng có khả năng gây hại cho thiết bị của doanh nghiệp, ngăn chặn sự tấn công của hacker hoặc các loại virus độc hại.
    • Các phần mềm độc hại và nhiều rủi ro khác giúp bảo vệ thiết bị khỏi các cuộc tấn công này.
    • Hỗ trợ kiểm soát việc truy cập mạng, giới hạn quyền truy cập của các nhóm hoặc cá nhân bất kỳ vào các máy chủ hoặc ứng dụng cụ thể.
    • Giám sát các hoạt động mạng thông qua việc theo dõi và ghi lại tất cả các hoạt động. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định các vấn đề bảo mật.
    • Đáp ứng các quy định của nhiều tổ chức: Hiện nay, nhiều ngành nghề và tổ chức doanh nghiệp yêu cầu các thiết bị bắt buộc phải có tường lửa hoặc những phương pháp bảo mật khác. Nếu không có các hình thức bảo mật này, các doanh nghiệp tổ chức đó có thể bị phạt.
    • Doanh nghiệp có thể sử dụng tường lửa để chia một mạng lớn thành nhiều mạng nhỏ bên trong, giúp giảm việc bị tấn công và tăng bảo mật cho toàn bộ hệ thống.

    Tuy nhiên, Firewall cũng có nhiều nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết:

    • Việc cấu hình khá phức tạp, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn có nhiều nhân viên và nhiều thiết bị.
    • Tính năng bảo mật còn hạn chế, không ngăn chặn được những cuộc tấn công ở các cấp độ khác cao hơn.
    • Việc phụ thuộc vào tường lửa quá nhiều có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua các phương pháp bảo mật khác, tạo lỗ hổng cho hacker xâm nhập.
    • Các mối đe dọa mới xuất hiện.
    • Làm giảm hiệu suất mạng.
    • Chi phí khá cao, đặc biệt khi cần triển khai nhiều tường lửa trên nhiều thiết bị.

    Các loại Firewall

    Tường lửa được phân loại theo cách thức lọc dữ liệu hoặc dựa trên hệ thống mà tường lửa bảo vệ.

    Khi phân loại theo các hệ thống mà tường lửa bảo vệ, chúng ta có 2 loại là tường lửa dựa trên mạng và dựa trên máy chủ. Tường lửa dựa trên mạng giúp bảo vệ toàn bộ mạng, đa số thường là phần cứng. Tường lửa dựa trên máy chủ giúp bảo vệ các Server riêng lẻ, và chúng đa số là phần mềm.

    Phân loại Firewall

    Khi phân loại theo cách thức lọc dữ liệu, có một số loại chính sau:

    • Tường lửa lọc các dữ liệu một cách độc lập mà không cần quan tâm đến ngữ cảnh của gói dữ liệu.
    • Tường lửa kiểm tra trạng thái của lưu lượng mạng để xác định xem một gói dữ liệu này có liên quan đến các gói dữ liệu khác hay không.
    • Tường lửa giám sát quá trình giao tiếp TCP giữa các máy khách hoặc máy chủ đáng tin cậy đến máy chủ không đáng tin cậy và ngược lại.
    • Tường lửa Proxy kiểm tra các gói dữ liệu ở lớp ứng dụng phía trên mô hình OSI (Open Systems Interconnection).
    • Tường lửa Next-generation (NGFW) sử dụng nhiều lớp để tích hợp tường lửa của doanh nghiệp với ÍP và bộ điều khiển ứng dụng.
    • NGFW kết hợp với các công nghệ tường lửa truyền thống, với nhiều tính năng nâng cao giúp ngăn chặn các mối đe dọa mới, ví dụ như tấn công vào lớp ứng dụng và các cuộc tấn công phần mềm độc hại nâng cao.
    • Tường lửa ảo (tường lửa Cloud) cung cấp chức năng lọc và giám sát lưu lượng của các máy ảo (Virtual Machines - VM) trong môi trường ảo hóa.
    • Tường lửa dựa trên nền tảng Cloud cho phép mở rộng quy mô tự động với tính bảo mật cao và tốc độ nhanh chóng.

    Mỗi một tường lửa trong danh sách trên có khả năng kiểm soát lưu lượng và bảo mật tốt hơn loại trước đó. Ví dụ, tường lửa dựa trên nền tảng Cloud giúp kiểm tra nhiều ngữ cảnh và trạng thái dữ liệu hơn so với tường lửa ảo.

    Ứng dụng của Firewall

    • Mạng tổ chức: Nhiều doanh nghiệp tổ chức sử dụng tường lửa để bảo vệ hệ thống mạng của họ khỏi những truy cập không mong muốn và các rủi ro bảo mật khác. Các tường lửa này thường được cấu hình sao cho chỉ người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào các tài nguyên, dịch vụ quan trọng. Đồng thời, chúng có thể  ngăn chặn lưu lượng truy cập từ các địa chỉ IP hoặc mạng cụ thể mà quản trị viên cho là bất thường.
    • Chính phủ: Chính phủ sử dụng tường lửa để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm và tuân thủ các quy tắc bảo mật hàng đầu hiện nay như HIPAA, PCI-DSS. Chính phủ thường dùng các loại tường lửa hiện đại như NGFW, giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái pháp hiệu quả, cũng như quản lý quyền truy cập vào các dữ liệu hoặc ứng dụng quan trọng.
    • Nhà cung cấp dịch vụ: Tường lửa được các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để bảo vệ mạng và dữ liệu của khách hàng. Các nhà cung cấp ở đây có thể là ISP, nhà cung cấp dịch vụ Cloud hoặc công ty lưu trữ dữ liệu. Tường lửa giúp hỗ trợ tốt mức lưu lượng truy cập khổng lồ và có nhiều tính năng nâng cao như VPN, cân bằng tải.
    • Doanh nghiệp nhỏ: Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng tường lửa để tách các mạng nội bộ của họ, hạn chế quyền truy cập vào các tài nguyên, dữ liệu quan trọng và bảo vệ mạng doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài trong môi trường Internet.
    • Mạng tại nhà: Để bảo vệ hệ thống mạng khỏi truy cập không mong muốn và các rủi ro bảo mật khác, nhiều hộ gia đình đã sử dụng tường lửa. Hiện nay, nhiều bộ định tuyến đã tích hợp sẵn tường lửa để ngăn chặn các lưu lượng truy cập bất thường và kiểm soát quyền truy cập vào mạng.
    • Hệ thống kiểm soát công nghiệp (Industrial Control Systems - ICS): Tường lửa được sử dụng để bảo vệ các hệ thống kiểm soát công nghiệp, chống lại các lưu lượng truy cập trái phép và các cuộc tấn công mạng vào hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, ví dụ như nhà máy cung cấp nước, nhà máy điện hoặc hệ thống hạ tầng giao thông. 

    Ứng dụng thực tế của Firewall

    Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về khái niệm Firewall là gì, ưu nhược điểm và các ứng dụng của chúng. Doanh nghiệp nên triển khai Firewall hoặc các phương pháp bảo mật nâng cao để bảo vệ an toàn dữ liệu tốt nhất trong thời đại số hiện nay.  

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn