Trong bài này
01/10/2023
So sánh ba mô hình dịch vụ điện toán đám mây IaaS PaaS SaaS là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thời đại số. Mỗi mô hình sở hữu những lợi thế và hạn chế riêng mà doanh nghiệp cần tìm hiểu để khai thác. Hãy cùng khám phá những điểm khác biệt giữa IaaS, PaaS và SaaS và tìm ra giải pháp phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình qua bài viết dưới đây.
IaaS, PaaS và SaaS là ba mô hình dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) được cung cấp trong môi trường điện toán đám mây (Cloud Computing). Dưới đây là giải thích chi tiết khái niệm của từng thuật ngữ IaaS PaaS SaaS là gì:
Tóm lại, IaaS cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT, PaaS cung cấp nền tảng phát triển ứng dụng, còn SaaS cung cấp các ứng dụng phần mềm trực tuyến. Các mô hình IaaS, PaaS và SaaS không loại trừ lẫn nhau, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn sử dụng nhiều hơn một, hầu hết các doanh nghiệp lớn sử dụng đồng thời cả ba mô hình.
IaaS PaaS SaaS là gì?
Dưới đây là bảng so sánh giữa 03 mô hình dịch vụ điện toán đám mây: IaaS, PaaS và SaaS. Bảng này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết hơn về sự khác biệt của từng mô hình, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cái nào phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình:
Yếu tố | IaaS | PaaS | SaaS |
Dịch nghĩa | Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ. | Nền tảng như một dịch vụ. | Phần mềm như một dịch vụ. |
Quản Lý Hạ Tầng | Khách hàng quản lý hạ tầng cơ sở, bao gồm bộ lưu trữ dữ liệu (data storage units) và máy chủ (servers). | Tập trung vào việc phát triển ứng dụng, không cần quản lý hạ tầng. | Không cần quản lý hạ tầng, chỉ sử dụng các ứng dụng có sẵn từ phía nhà cung cấp. |
Yêu cầu kiến thức | Đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. | Yêu cầu một vài kiến thức cơ bản để thiết lập. | Không có yêu cầu cao về kỹ thuật bởi nhà cung cấp chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ. |
Tính kiểm Soát | Khách hàng chịu trách nhiệm quản lý ứng dụng, hệ điều hành, phần mềm trung gian và dữ liệu. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý ổ đĩa cứng, server, mạng, ảo hóa và lưu trữ. | Khách hàng kiểm soát phần mềm và cấu hình ứng dụng, không kiểm soát hạ tầng. | Khách hàng bị hạn chế trong việc kiểm soát, chỉ sử dụng nhưng ứng dụng có sẵn. |
Ưu điểm | IaaS là mô hình điện toán linh hoạt nhất. Dễ dàng triển khai. Được cấp quyền kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng. Tăng giảm tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu và thời điểm. | Giúp việc phát triển và triển khai ứng dụng trở nên đơn giản. Mở rộng tài nguyên theo nhu cầu. Giảm đáng kể số lượng các dòng code. Cho phép tích hợp dễ dàng với mô hình triển khai Hybrid cloud. | Tiết kiệm thời gian và nguồn lực bởi ứng dụng có sẵn. Dễ sử dụng bằng cách truy cập nhanh chóng và không cần cài đặt. |
Nhược điểm | Yêu cầu kiến thức kỹ thuật để quản lý và duy trì hạ tầng. | Phụ thuộc vào sự hỗ trợ và mức độ tin cậy của nhà cung cấp. | Tùy chỉnh hạn chế. Khả năng tích hợp bị hạn chế. Yêu cầu luôn có kết nối internet. |
Ví dụ | Amazon Web Services, Microsoft Azure (Thế giới), CMC Cloud (Việt Nam),... | Google App Engine, Microsoft Azure App Service,... | Google Workspace, Microsoft 365,... |
Như đã đề cập trước đó, SaaS, PaaS và IaaS là những mô hình không loại trừ nhau, hầu hết doanh nghiệp chọn sử dụng nhiều hơn một, nhiều doanh nghiệp khác lựa chọn cả ba mô hình và kết hợp với CNTT truyền thống.
Rõ ràng, giải pháp “Dưới dạng dịch vụ" (As-a-service) mà khách hàng lựa chọn trước hết phụ thuộc vào chức năng mà doanh nghiệp yêu cầu và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
Ví dụ, một doanh nghiệp không chuyên về mảng kiến thức CNTT muốn cấu hình và vận hành máy chủ từ xa thì không phù hợp với IaaS; một doanh nghiệp không có đội Dev thì không cần thiết đến mô hình PaaS.
Nhưng trong một số trường hợp, bất kỳ mô hình nào trong số 03 mô hình “As-a-service” đều cung cấp một giải pháp khả thi. Lúc này, doanh nghiệp thường phải đưa ra quyết định giữa việc có được sự dễ dàng trong việc quản lý mà mô hình đó mang lại so với yếu tố về mức độ kiểm soát.
Lựa chọn SaaS PaaS quản lý dễ dàng hay IaaS mức độ kiểm soát cao?
Ví dụ, một doanh nghiệp muốn cung cấp một ứng dụng quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) cho đội ngũ bán hàng của họ. Có thể lựa chọn những phương án sau:
Tóm lại, việc doanh nghiệp nên lựa chọn SaaS, PaaS hay IaaS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu & chiến lược kinh doanh, khối lượng công việc, tài nguyên cùng kiến thức công nghệ và khả năng quản lý hạ tầng. Cụ thể:
IaaS (Infrastructure as a Service) phù hợp với:
PaaS (Platform as a Service) phù hợp với:
SaaS (Software as a Service) phù hợp với:
Doanh nghiệp nên lựa chọn SaaS, PaaS hay IaaS?
Tổng kết, việc so sánh IaaS PaaS SaaS cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về những lựa chọn mô hình điện toán đám mây khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mô hình nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của mình. Không có mô hình tốt nhất, mỗi mô hình mang đến những ưu điểm và nhược điểm riêng. Quyết định cuối cùng nên dựa trên việc đánh giá cân nhắc về mục tiêu kinh doanh, tài nguyên sẵn có, kiến thức công nghệ, và tính khả thi về quản lý.
IaaS thích hợp cho những doanh nghiệp cần kiểm soát, bảo mật cao và tùy chỉnh linh hoạt, PaaS phù hợp với những doanh nghiệp muốn tập trung phát triển ứng dụng, trong khi SaaS là sự lựa chọn tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho những doanh nghiệp cần sử dụng ứng dụng sẵn có.
Bằng cách thấu hiểu rõ sự khác biệt của IaaS, PaaS và SaaS, doanh nghiệp có thể đạt được sự phù hợp tốt nhất với chiến lược kinh doanh trong thời đại công nghệ số bùng nổ hiện nay.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách