banner-news

Trong bài này

    IIS là gì? Tìm hiểu về Internet Information Services

    17/05/2023

    IIS server đóng vai trò quan trọng trong việc đưa website lên Internet và giúp người dùng tiếp cận trang web của bạn. IIS là gì và cách cài đặt ISS như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau.

    IIS là gì? 

    Internet Information Services (IIS) hay Dịch vụ thông tin Internet là một máy chủ web đa năng, linh hoạt của Microsoft chạy trên hệ thống Windows để phục vụ các trang hoặc tệp HTML được yêu cầu.

    IIS Server chấp nhận các yêu cầu của máy khách từ xa và trả về phản hồi thích hợp. Chức năng cơ bản này cho phép các web server chia sẻ và cung cấp thông tin trên các mạng cục bộ (LAN) như mạng công ty hoặc mạng diện rộng (WAN) như Internet.

    Web server có thể cung cấp thông tin cho người dùng dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như các trang web tĩnh được mã hóa bằng HTML, thông qua trao đổi tập tin dưới dạng download và upload, các tài liệu văn bản, tập tin hình ảnh,...

    ISS là máy chủ web chạy trên hệ thống Windows phục vụ các trang hoặc tệp HTML 

    Các phiên bản của IIS

    Kể từ khi ra mắt và trong suốt quá trình phát triển phần mền, IIS đã nâng cấp nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản đều được bổ sung thêm các tính năng ưu việt hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Các phiên bản của IIS hiện nay bao gồm:

    • IIS 1.0 đi kèm với Windows NT 3.51.
    • IIS 2.0 nằm trong Windows NT 4.0.
    • IIS 3.0 đi kèm với Service Pack 2 của Windows NT 4.0.
    • IIS 4.0 đi kèm với Option Pack của Windows NT 4.0.
    • IIS 5.0 đi kèm với Windows 2000.
    • IIS 5.1 được phát hành cùng Windows XP Professional.
    • IIS 6.0 đi kèm với Windows Server 2003 và Windows XP Professional x64 Edition.
    • IIS 7.0 đi kèm với Windows Server 2008 và Windows Vista.
    • IIS 7.5 đã đi kèm với Windows 7 và Windows Server 2008 R2.
    • IIS 8.0 đi kèm với Windows Server 2012 và Windows 8.
    • IIS 8.5 đi kèm với Windows Server 2012 R2 và Windows 8.1.
    • Không có IIS 9.0.
    • IIS 10.0 (phiên bản 1607 hay 10.0.14393) ra mắt cùng với Windows Server 2016 và Windows 10.
    • IIS 10.0 (phiên bản 1709) đi kèm với Windows Server 2016 và Windows 10 Fall Creators Update.

    IIS dùng để làm gì? 

    Trước khi thảo luận về các ứng dụng của IIS, bạn cần hiểu IIS server chính xác là gì. IIS sử dụng nhiều giao thức khác nhau để liên lạc, trao đổi dữ liệu với máy khách hoặc máy tính từ xa, chẳng hạn như HTTP, STP và FTP.

    Là sản phẩm cốt lõi của Windows, IIS được tích hợp với Windows Server và chạy trên hệ điều hành Windows. Bạn có thể sử dụng các tiện ích của bên thứ ba để chạy IIS trên Linux và macOS, tuy nhiên độ ổn định và hiệu suất sẽ kém hơn.

    Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của IIS:

    • Lưu trữ website: Ứng dụng IIS server có thể lưu trữ các ứng dụng web, trang web và dịch vụ WCF của doanh nghiệp. Hiện nay, gần 30% trang web đều chạy trên IIS.
    • Ghi nhật ký: Nhật ký IIS server chứa các thông tin quan trọng về máy chủ và trang web của bạn, bao gồm kiểu sử dụng, sự cố hiệu suất,...Việc phân tích các tệp nhật ký này giúp việc xác định và khắc phục sự cố trở nên nhanh chóng.
    • Lọc yêu cầu: Máy chủ Microsoft IIS cung cấp mô đun Request Filtering để quét và lọc các yêu cầu khách hàng tiềm ẩn nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng quy tắc lọc lưu lượng truy cập phù hợp dựa trên các tham số như phần mở rộng tệp, độ dài URL và kích thước chuỗi tối đa.
    • Hỗ trợ Native: IIS vốn hỗ trợ khung và thư viện Microsoft .NET, cho phép các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng, triển khai và quản lý các ứng dụng web ASP.NET trên IIS.

    ISS sử dụng nhiều giao thứ khác nhau để liên lạc và truyền tải dữ liệu

    Cách cài đặt và cấu hình IIS 

    Bước 1: Cài đặt phần mềm IIS bằng Server Manager

    • Chọn Windows > Server Manager ? Managae để chọn thêm các tính năng
    • Click chọn Installation
    • Chọn cài đặt theo tính năng hoặc vai trò rồi chọn Next
    • Chọn máy chủ muốn cài đặt IIS và chọn Next
    • Kích hoạt Web Server Role 
    • Chọn Add Features to add the IIS Management Console
    • Chọn Next để kích hoạt cửa sổ SelectFeatures, Web Server Role (IIS), Select Role Services
    • Lựa chọn dịch vụ trong cửa sổ Select Role Services và nhấn Next
    • Chọn Install để cài đặt các tùy chọn
    • Nhấn Close để hoàn tất cài đặt

    Bước 2: Cài đặt IIS trong PowerShell

    • Nhập từ khóa PowderShell và chọn Windows PowerShell
    • Nhập lệnh Install-WindowsFeature -name Web Server -IncludeManagementTools
    • Chọn Enter để kết thúc cài đặt

    Bước 3: Thiết lâp cấu hình IIS bằng Server Manager

    • Chọn menu Tools trong giao diện chính của Server Manager
    • Click chọn Internet Information Services (IIS) Manager và chọn Add Website
    • Chọn tên website hoặc đường dẫn, sau đó nhấn OK để hoàn thành cài đặt website đầu tiên

    Bước 4: Thay đổi các cài đặt mặc định cho IIS

    • Đăng nhập với tư cách quản trị viên (Run as administrator) vào Web Server
    • Mở menu Start và chọn "Control Panel.
    • Trong cửa sổ Control Panel, tìm và chọn Administrative Tools, sau đó chọn "Internet Services Manager".
    • Trong trình Internet Services Manager, click chuột phải vào website bạn đang cấu hình và chọn "Properties".
    • Chọn tab Website và điền các thông tin mô tả cần thiết vào ô Description.
    • Nhập địa chỉ IP bạn muốn cài đặt.
    • Thay đổi cấu hình cho Transmission Control Protocol nếu cần thiết.
    • Chọn Home Directory.
    • Chọn Directory và nhấn Browse để chọn thư mục cần chia sẻ, hoặc chọn "Share" để nhập đường dẫn mạng tới thư mục cần chia sẻ.
    • Chọn Read để cấp quyền cho thư mục
    • Nhấn OK để lưu các thay đổi và hoàn tất quá trình cài đặt mặc định.

    Bước 5: Tạo website mới trong IIS

    • Đăng nhập vào Web Server với tư cách quản trị viên
    • Mở menu Start > Settings và chọn Control Panel.
    • Click đúp chuột vào Administrative Tools và chọn Internet Services Manager.
    • Trong Internet Services Manager, chọn Action > New và sau đó chọn Website để khởi tạo một trang web mới.
    • Sử dụng Creation Wizard bằng cách nhấn Next.
    • Nhập thông tin cần thiết như mô tả, địa chỉ IP cho trang web, số cổng TCP, tên Host Header và nhấn Next.
    • Chọn Browse để chọn thư mục hoặc nhập đường dẫn cho thư mục, sau đó nhấn Next.
    • Lựa chọn quyền truy cập vào trang web và nhấn Next.
    • Cuối cùng, nhấn Finish để hoàn tất quá trình khởi tạo.

    Phân biệt IIS và Apache

    Sự khác biệt giữa IIS và Apache:

    • IIS đi kèm cùng với Windows trong khi Apache là nguồn mở miễn phí.
    • Trong khi IIS chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows, Apache lại có thể chạy trên đa dạng hệ điều hành như macOS, UNIX và Linux, với sự tương thích tốt nhất trên nền tảng Linux.
    • IIS được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác của Microsoft, như .NET và ngôn ngữ kịch bản ASPX. Ngược lại, Apache nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng để giải quyết các vấn đề, không có sự tích hợp mạnh mẽ như IIS.
    • IIS được trang bị một bộ phận trợ giúp để xử lý nhiều vấn đề, trong khi Apache phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng.
    • Về bảo mật, IIS được đánh giá cao hơn so với Apache do tính năng bảo mật tích hợp. Công nghệ cơ bản của IIS cũng tương thích tốt với các giao diện web tiêu chuẩn trên toàn thế giới.

    Trên đây là giải đáp ISS là gì cũng như các phiên bản, tính năng và cách cài đặt ISS server. Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn có thể biết thêm và tận dụng hiệu quả các ứng dụng của nó.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    Website: https://cmccloud.vn

    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn

    Hotline: 1900.2010

    Zalo OA: https://zalo.me/cmccloud

    LinkedIn: linkedin.com/company/cmc-cloud


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn