banner-news

Trong bài này

    Làm cách nào để kết hợp thành công giữa việc sử dụng các dịch vụ trên data center với public cloud

    01/10/2023

    Ngày nay, trong thời đại công nghệ số, điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp cạnh tranh được là sở hữu công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy sự linh hoạt, khả năng phục hồi và đưa ra các quyết định có tính chiến lược trong tổ chức. Cloud nổi lên như một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho doanh nghiệp hiện đại. 

    Từng chỉ được coi là một nơi lưu trữ dữ liệu giá rẻ, cloud giờ đây đã trở thành trung tâm của hầu hết các phòng ban trong một tổ chức và là sự nỗ lực chuyển đổi của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Hầu hết các doanh nghiệp hiện đều nhận thức được cách để họ có thể tạo ra giá trị tốt hơn với cloud và vượt qua đối thủ cạnh tranh.

    Ngày nay, cloud là một phần trong từ vựng của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt khi public cloud trở nên an toàn và phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Rõ ràng, sự nổi lên của public cloud cũng đã tác động đến các dịch vụ từ data center (trung tâm dữ liệu).

    Các dịch vụ data center như colocation (thuê chỗ đặt máy chủ), server leasing (thuê máy chủ vật lý) hay xây dựng data center riêng tại doanh nghiệp đã xuất hiện được một thời gian. Những sản phẩm này được xây dựng nhằm hướng tới nhu cầu on-premises data center (trung tâm dữ liệu tại chỗ). Tuy nhiên, với sự phát triển của cloud, các dịch vụ data center này phải nỗ lực hơn trong việc xây dựng, kết nối với public cloud để đảm bảo chúng tiếp tục mang lại giá trị cho các khách hàng doanh nghiệp.

    Data center và Public cloud

    Tầm quan trọng của data trong các ứng dụng ngày càng tăng

    Các công nghệ thời đại mới như AI hiện đang nhanh chóng trở nên phổ biến hơn. Các ứng dụng AI sử dụng nhiều data (dữ liệu) và yêu cầu truy cập dữ liệu nhanh hơn, thường xuyên hơn cùng với khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ hơn.

    Các ứng dụng on-premises data center không có khả năng hoạt động nhanh nhẹn vì doanh nghiệp chỉ có thể lưu trữ và xử lý một lượng dữ liệu nhất định. Cloud là một giải pháp cho thách thức này vì nó giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng lưu trữ dữ liệu bằng cách cung cấp cho họ nhiều dung lượng lưu trữ dữ liệu hơn và khả năng tính toán nhanh hơn để thúc đẩy các ứng dụng data-driven (dựa trên dữ liệu) real-time.

    Cảnh báo ứng dụng cũ và phức tạp

    Việc giảm độ phức tạp của các dịch vụ data center và làm cho chúng linh hoạt hơn để tích hợp với cloud đã trở thành điều bắt buộc trong mỗi doanh nghiệp nhằm tận dụng sức mạnh của cloud. Các doanh nghiệp không còn đủ khả năng để tiếp tục bị ràng buộc vào các stack có cấu trúc dữ liệu không linh hoạt, không đủ để hỗ trợ quá trình tự động hóa. Do đó, các ứng dụng truyền thống, phức tạp, nhưng vẫn rất quan trọng được lưu trữ trong data center cần được nâng cấp và phải hiện đại hóa để tận dụng khả năng của cloud.

    Do đó, các nhà cung cấp phần mềm độc lập (Independent Software Vendor - ISV) phải xem xét việc hiện đại hóa sản phẩm, dịch vụ để bổ sung các khả năng mới vào các ứng dụng hiện có. Động thái này đòi hỏi phải cải tiến sản phẩm hoặc di chuyển chúng từ kiến trúc truyền thống sang kiến trúc hiện đại, tái lập nền tảng, tái kỹ thuật, mã hóa lại hoặc thay thế. Điều quan trọng nữa là đánh giá những nỗ lực cần thiết để tiếp tục triển khai các sáng kiến này và đánh giá xem sản phẩm có nên ngừng hoạt động hay không. 

    Hiện đại hóa ứng dụng cũ rất quan trọng nhằm xây dựng mối liên hệ với cloud để có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

    Hiện đại hóa ứng dụng cũ nhằm xây dựng mối liên hệ với cloud 

    Đánh giá ứng dụng để khắc phục ứng dụng

    Khi các doanh nghiệp theo đuổi sự linh hoạt và hiệu suất kinh doanh, việc đánh giá khả năng của các sản phẩm data center hiện có trở nên quan trọng như bước đầu tiên để xây dựng mối liên hệ với cloud. Tiến hành phân tích lỗ hổng để xác định xem ứng dụng có nên được đổi mới, tái cấu trúc hay đơn giản chỉ là cải thiện.

    Việc đánh giá ứng dụng này phải bao gồm việc xem xét kiến trúc ứng dụng và xác định các thành phần cụ thể như một phần của giai đoạn này. Xác thực chức năng là một bước quan trọng khác để theo dõi xem tất cả các chức năng có phù hợp với quy mô hay không. Cuối cùng, các thành phần ứng dụng này cần được ánh xạ tới các quy trình công việc dành riêng cho cloud để đạt được khả năng mở rộng/thu hẹp quy mô tài nguyên một cách hiệu quả và được coi là sẵn sàng cho cloud. 

    Xem xét việc di chuyển ứng dụng

    Cloud migration

    Một số ứng dụng lưu trữ tại các data center cần thực hiện nhiều bước hơn so với việc chỉ khắc phục ứng dụng để phù hợp với cloud. Điều này thường xảy ra trong trường hợp các ứng dụng cũ do kiến trúc hoặc các thành phần liên quan của chúng. Khi việc khắc phục không thể giúp hiện đại hóa ứng dụng đến trạng thái mong muốn, các doanh nghiệp phải xem xét việc di chuyển ứng dụng sang một hệ sinh thái chuẩn hóa hơn.

    Trong trường hợp này, việc có một kế hoạch di chuyển ứng dụng mạnh mẽ là điều cần thiết để đảm bảo tính liên tục và năng suất kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp. Cùng với re-hosting (lưu trữ lại), re-architecting (tái kiến trúc), và re-factoring (tái cấu trúc) cùng các ứng dụng khác, kế hoạch cũng phải cân nhắc việc di chuyển các ứng dụng từ kiến trúc truyền thống sang kiến trúc microservices-based (dựa trên vi dịch vụ).

    Đánh giá các yếu tố kiến trúc và các phương pháp phát triển như container hóa, cloud-native và tích hợp, phát triển ứng dụng với nền tảng cloud là rất quan trọng. Xem xét việc triển khai ứng dụng, quy trình CI-CD, giám sát, phân tích thông minh, UX/UI,...cũng trở thành những khía cạnh quan trọng cần xem xét trong quá trình di chuyển ứng dụng.

    Tích hợp hệ sinh thái chính là chìa khoá

    Tích hợp hệ sinh thái chính là chìa khoá

    Việc hợp nhất các quy trình và thiết đặt công nghệ mới và cũ vào kế hoạch sản phẩm cũng là yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp để hỗ trợ các sáng kiến chuyển đổi số của doanh nghiệp. Những sự hợp nhất này cũng rất cần thiết để thúc đẩy năng suất bằng cách cho phép tự động hóa dễ dàng các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Xây dựng khả năng tích hợp các hệ thống và nguồn dữ liệu đa dạng cũng trở thành điểm cân nhắc quan trọng để giúp khách hàng tăng tốc thời gian tiếp thị, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

    Để xây dựng sức mạnh tổng hợp giữa các dịch vụ cloud và data center, các doanh nghiệp cũng phải quản lý các hệ thống lưu trữ một cách liền mạch để dễ dàng cung cấp lưu trữ và giải quyết các tác vụ mà không cần phải chuyển đổi giữa nhiều giao diện quản lý. Đối với các ISV xây dựng dịch vụ trung tâm dữ liệu, đây là cơ hội để tạo ra các giao diện quản lý thông minh nhằm đơn giản hóa hệ sinh thái. Việc phát triển các phần bổ trợ tùy chỉnh dành cho các phần mềm ảo hóa như VMware, Microsoft, Linux và Citrix cho phép quản lý các hệ thống này từ một giao diện người dùng duy nhất, về cơ bản trở thành ‘bánh răng’ để thúc đẩy tích hợp hệ sinh thái.

    Tóm lại

    IDC dự đoán rằng phạm vi dữ liệu toàn cầu sẽ đạt 175 zettabyte vào năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu data-driven của thế giới, ISV phải phát triển các dịch vụ đang ở trên data center của mình để hoạt động tốt với public cloud. Do đó, việc phát triển, phối hợp với public cloud dường như không còn là một lựa chọn nữa mà là một điều bắt buộc sẽ giúp ISV đạt được sự khác biệt cạnh tranh cần thiết.

    Hãy trò chuyện với các chuyên gia về đám mây và dữ liệu tại CMC Cloud để nhận được câu trả lời cho các thắc mắc của bạn về xây dựng hoặc kết hợp hạ tầng cloud với các dịch vụ đang xây dựng trên data center.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn