banner-news

Trong bài này

    Public Cloud là gì? Giải đáp về đám mây công cộng Public Cloud

    01/10/2023

    Public Cloud là gì và tại sao mô hình này đóng vai trò quan trọng trong thế giới công nghệ hiện đại? Ngày nay, Public Cloud đang dần trở thành xu hướng trong việc cung cấp dịch vụ và tài nguyên công nghệ thông tin (CNTT) cho các doanh nghiệp và tổ chức. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Public Cloud, những lợi ích và ứng dụng của mô hình này trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh, hãy cùng CMC Cloud khám phá qua bài viết dưới đây.   

    Public Cloud là gì

    Public Cloud (dịch sang tiếng Việt là: Đám mây công cộng) là một mô hình công nghệ thông tin, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tạo ra các dịch vụ điện toán, bao gồm điện toán (compute) và lưu trữ (storage), môi trường phát triển và triển khai cũng như các ứng dụng có sẵn theo yêu cầu cho các tổ chức và cá nhân qua mạng internet công cộng.

    Dễ hiểu hơn, Public cloud là mô hình điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ và tài nguyên công nghệ qua internet. Trong Public Cloud, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm máy chủ (server), cơ sở dữ liệu, mạng, lưu trữ,... Người sử dụng có thể thuê và được phép sử dụng các tài nguyên này theo nhu cầu của mình mà không cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu (On-premise), điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và trách nhiệm quản lý cho doanh nghiệp. 

    Giải thích khái niệm Public Cloud là gì 

    Ưu điểm của Public Cloud

    Hầu hết các doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ Public Cloud bởi những ưu điểm nổi bật mà mô hình này mang lại, cụ thể:  

    Mở rộng và linh hoạt  

    Public Cloud chứa khối lượng tài nguyên khổng lồ cho phép mở rộng và co giãn tài nguyên như số lượng máy chủ, băng thông,... linh hoạt theo nhu cầu thực tế. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí trong việc quản lý hạ tầng, đảm bảo hiệu suất ổn định vào thời điểm tải công việc cao hoặc giảm bớt khi tải nhẹ.

    Tiết kiệm chi phí 

    Khi sử dụng Public Cloud doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí cơ sở hạ tầng CNTT ban đầu. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho lượng tài nguyên thực sự sử dụng. Hình thức thanh toán pay as you go (dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu) giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn so với việc phải chi trả theo tháng/năm. 

    Bảo mật dữ liệu 

    Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tin cậy đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Họ thường triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu, cơ chế chống tấn công DDoS, Firewall và IDS/IPS, Backup, Network security, ... để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Do đó, cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud uy tín để đảm bảo an toàn hiệu quả cho hệ thống CNTT của doanh nghiệp. 

    Ví dụ về Public Cloud 

    Google Drive, Dropbox, iCloud, CMC Cloud Storage S3, CMC Cloud Server, CMC Cloud Elastic GPU,... là các ví dụ về Public Cloud, cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu thông qua Internet. Cụ thể: 

    • Google Drive, Dropbox và iCloud: là dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud storage) cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ tệp tin và dữ liệu trực tuyến.
    • CMC Cloud Storage S3: Dịch vụ lưu trữ đám mây của CMC Cloud, cung cấp tính năng lưu trữ đám mây linh hoạt và bảo mật.
    • CMC Cloud Elastic GPU: Dịch vụ máy chủ ảo sử dụng chip Graphics Processing Unit (GPU), phù hợp xử lý những tác vụ đồ họa phức tạp. 

    Các ví dụ về đám mây công cộng 

    Để hiểu rõ hơn về bản chất đám mây công cộng là gì và lợi ích của mô hình này, cùng khám phá ví dụ tiếp theo thực tế hơn về một doanh nghiệp đang tận dụng Public Cloud để nâng cao hiệu suất và tối ưu chi phí như sau: 

    Doanh nghiệp A chuyên sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Mỗi ngày, phải quản lý hàng nghìn mặt hàng và giao dịch bán hàng với các khách hàng trực tuyến và tại cửa hàng của họ. 

    Trước đây, doanh nghiệp A sử dụng mô hình On premise để quản lý hệ thống bán hàng và dữ liệu hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi mô hình kinh doanh được mở rộng và lượng khách hàng ngày càng đông, doanh nghiệp A đã gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động của chuỗi cửa hàng. 

    Sau khi tìm hiểu các giải pháp để khắc phục, doanh nghiệp quyết định lựa chọn các dịch vụ Public Cloud để hỗ trợ công việc kinh doanh như sau:  

    • Dịch vụ SaaS: Doanh nghiệp A chọn phần mềm quản lý bán hàng dựa trên đám mây, được cung cấp dưới dạng dịch vụ SaaS từ phía một nhà cung cấp đám mây uy tín. Phần mềm này giúp quản lý tồn kho, lập hóa đơn, theo dõi đơn hàng và quản lý thông tin khách hàng nhanh chóng. 
    • Cloud Storage: Doanh nghiệp A lưu trữ dữ liệu hàng tồn kho và thông tin khách hàng trong cloud storage, đảm bảo rằng dữ liệu luôn được cập nhật và lưu trữ một cách an toàn.
    • Cloud Security: Doanh nghiệp A sử dụng các dịch vụ bảo mật đám mây để đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng và thông tin quan trọng khác.

    Kết quả là, doanh nghiệp A đã tận dụng được lợi thế của Public Cloud để tối ưu hóa quản lý và bán hàng. Họ đã tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc quản lý hệ thống, cải thiện hiệu suất và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp A có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo của mình, nâng cao chất lượng và mở rộng kinh doanh.

    Cấu trúc của Public Cloud là gì

    Public Cloud được thiết kế với tính năng dự phòng tích hợp để ngăn chặn việc mất dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể lưu trữ thông tin tại các trung tâm dữ liệu (data center) để đảm bảo quá trình khôi phục backup dữ liệu diễn ra trong trường hợp xảy ra sự cố hay thảm họa. 

    Để làm được điều này, Public Cloud yêu cầu một cấu trúc tối ưu. Cấu trúc đó có thể khác nhau phụ thuộc vào mỗi nhà cung cấp đám mây khác nhau. Tuy nhiên, có ba cấu trúc của Public Cloud phổ biến hiện nay như: 

    IaaS

    IaaS là mô hình điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp thuê và quản lý tài nguyên hạ tầng CNTT từ phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Thay vì việc đầu tư xây dựng và quản lý một hạ tầng phức tạp thì doanh nghiệp có thể thuê các tài nguyên như hệ thống mạng (network), máy chủ ảo (cloud server), lưu trữ (storage),... từ phía nhà cung cấp dịch vụ IaaS.

    PaaS 

    PaaS là mô hình dịch vụ trong công nghệ điện toán đám mây cung cấp một môi trường phát triển phần mềm và ứng dụng đầy đủ tiện ích cho các nhà phát triển. Thay vì phải bận tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống, PaaS cho phép các nhà phát triển tập trung xây dựng, triển khai và vận hành ứng dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng.  

    SaaS 

    SaaS là mô hình điện toán cung cấp các phần mềm và ứng dụng được xây dựng sẵn thông qua internet. Doanh nghiệp chỉ cần truy cập qua trình duyệt và sử dụng một cách nhanh chóng. Thay vì việc cài đặt và chạy phần mềm trên máy tính cá nhân hay máy chủ riêng, doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng này qua trình duyệt web ở mọi thiết bị có kết nối internet. 

    Cấu trúc của đám mây công cộng 

    Phân biệt Public Cloud vs Private Cloud

    Yếu tố 

    Public Cloud (Đám mây công cộng)

    Private Cloud (Đám mây riêng)

    Quản lý và sở hữu

    Public Cloud được quản lý và sở hữu bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, và tài nguyên CNTT được chia sẻ giữa nhiều khách hàng.        Private Cloud được quản lý và sở hữu bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Tài nguyên CNTT chỉ được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp. 

    Truy cập

    Khách hàng truy cập vào Public Cloud thông qua Internet, có thể được sử dụng từ bất kỳ đâu khi có kết nối internet.  Khách hàng chỉ có thể truy cập Private Cloud từ mạng nội bộ hoặc qua các kết nối VPN (Virtual Private Network).  

    Mở rộng linh hoạt 

    Public Cloud cho phép mở rộng và co giãn tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu thực tế, tránh lãng phí tài nguyên không sử dụng.  Private Cloud có tính mở rộng linh hoạt nhưng không thể so sánh với Public Cloud vì việc mở rộng tài nguyên thường phải dự đoán và thực hiện thủ công. Điều này có thể làm giảm khả năng linh hoạt và hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tài nguyên tăng trưởng đột ngột.

    Chi phí 

    Không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng ban đầu, khách hàng chỉ trả tiền cho tài nguyên và dịch vụ thực sự sử dụng.Private Cloud đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng CNTT. 

    Ví dụ 

    Google Cloud Platform, CMC Cloud, Microsoft Azure, Amazon Web Services (AWS). Các hệ thống đám mây riêng trong các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. 

    Các nhà cung cấp Public Cloud hàng đầu 

    Trên thế giới, top 3 nhà cung cấp Public Cloud đang là AWS, Microsoft, Google. Các nhà cung cấp này cung cấp một loạt các sản phẩm/dịch vụ đám mây công cộng hướng tới các khối lượng công việc và nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp, thông qua internet hoặc qua các kênh kết nối chuyên dụng. 

    AWS  

    AWS là một trong những công ty cung cấp dịch vụ Public Cloud sớm nhất trên thế giới. Đến nay, AWS đã mở rộng với hơn 200+ sản phẩm điện toán, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phát triển ứng dụng nâng cao như học máy, Ai và IoT cho hàng triệu doanh nghiệp toàn cầu. 

    Azure của Microsoft

    Azure là nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng hàng đầu thế giới. Với mô hình Public Cloud, Azure mang đến tính linh hoạt, mở rộng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tận dụng tài nguyên và dịch vụ đám mây một cách dễ dàng và hiệu quả. 

    Google Cloud Platform   

    Google Cloud Platform (GCP) cung cấp dịch vụ Public Cloud đa dạng. Sở hữu cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng lớn, gồm các trung tâm dữ liệu (data center) và các điểm kết nối mạng (points of presence) trên khắp thế giới, đảm bảo dịch vụ đám mây của Google Cloud Platform đạt hiệu suất cao, độ tin cậy và tính linh hoạt.

    Một số dịch vụ điển hình tại CMC Cloud về Public Cloud

    Trước khi kết thúc bài viết “Public Cloud là gì”. Hãy cùng điểm danh một số dịch vụ nổi bật về Public Cloud của CMC Cloud nhé:

    CMC Cloud cung cấp dịch vụ Public Cloud hàng đầu tại Việt Nam với hơn 25 giải pháp, dịch vụ, giao diện quản trị đơn giản, khách hàng toàn quyền self-service, là nền tảng bảo mật an toàn cho doanh nghiệp với tiêu chuẩn ISO 9001 VÀ ISO 27001, cam kết uptime 99.99% đảm bảo hoạt động vận hành được thông suốt. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ hạ tầng, dữ liệu và bảo mật giàu kinh nghiệm hỗ trợ liên tục 24/7/365. 

    Cloud server 

    Dịch vụ cloud server của CMC Cloud gồm Elastic Compute, Elastic GPU,... được xây dựng trên hệ thống phần cứng hiện đại nhất từ Dell; được đặt tại 03 Data Center đạt chuẩn Tier 3 Quốc tế của CMC Telecom với chứng chỉ bảo mật PCI DSS, ISO/IEC 27001 duy nhất tại Việt Nam. Dịch vụ có hệ thống kết nối cáp quốc tế ổn định, băng thông cao lên tới 100Gbps; đảm bảo cam kết chất lượng SLA 99.99%.

    Cloud storage 

    Dịch vụ cloud storage của CMC Cloud gồm Elastic volume, Cloud Backup, S3 Standard, S3 Cold Storage,... linh hoạt trong cách quản lý dữ liệu ở bất kỳ đâu, đáp ứng nhu cầu lưu trữ với khối lượng tài nguyên lớn, cung cấp khả năng bảo mật nghiêm ngặt nhất đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu cao và gia tăng hiệu suất công việc.  

    Cloud Network 

    Dịch vụ cloud network của CMC Cloud bao gồm VPN, Elastic Load balancer, Elastic IP,... giúp kết nối và quản lý các thiết bị, máy tính và dịch vụ trong môi trường đám mây, giúp cho việc truyền tải dữ liệu và thông tin trong doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và linh hoạt. 

     Trung tâm dữ tâm dữ liệu CMC Tân Thuận an toàn và hiện đại hàng đầu Việt Nam   

    Như vậy, câu hỏi Public Cloud là gì và các vấn đề xoay quanh mô hình đám mây công cộng đã được giải đáp trong bài viết này. Public Cloud không chỉ mang lại lợi ích về sự linh hoạt trong công việc, mà còn giúp tối ưu chi phí và mang đến hiệu suất cao trong hoạt động kinh doanh. Với những lợi thế đó, Public Cloud hứa hẹn tiếp tục định hình tương lai của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày nay.

    Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định về việc sử dụng Public Cloud, các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét cẩn thận những ưu và nhược điểm, đồng thời tập trung vào nhu cầu và mục tiêu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên gia của CMC Cloud, mọi câu hỏi của quý khách sẽ được giải đáp nhanh chóng. 
    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
    Website: https://cmccloud.vn
    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn