banner-news

Trong bài này

    Máy chủ vật lý là gì? Nên chọn máy chủ vật lý In-house hay Off-site

    01/10/2023

    Máy chủ vật lý có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các máy chủ với cấu hình cao giúp lưu trữ dữ liệu hiệu quả và phục vụ nhiều nhu cầu khác. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê máy chủ vật lý mà còn nhiều băn khoăn, thì hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để có thêm thông tin chi tiết nhé!

    Máy chủ vật lý là gì

    Máy chủ vật lý (Hay còn gọi là: Server vật lý) là một máy tính có kết nối Internet hoặc mạng máy tính, có khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ và sử dụng để chạy một phiên bản duy nhất của hệ điều hành. Nó có thể chạy Windows, linux hoặc hệ điều hành khác. Máy chủ vật lý có thể được sử dụng như một trung tâm để kết nối tất cả các máy tính trong công ty, văn phòng với nhau.

    Máy chủ vật lý là gì?

    Bạn cũng có thể hiểu khái niệm máy chủ vật lý là gì như sau: máy chủ vật lý tương tự như một máy tính để bàn nhưng có nhiều cải tiến hơn với nguồn điện dự phòng, nhiều card mạng, HDD (hoặc SSD), CPU, RAM, nguồn điện dự phòng. Một máy chủ vật lý có thể được thiết kế cho 1 user (gọi là Dedicated Server) hoặc sử dụng bởi nhiều user (thông qua ảo hóa hoặc các kỹ thuật khác thiết lập một kiểu quản lý truy cập và sử dụng tài nguyên). Tất cả đều được gọi là các máy chủ vật lý. 

    Máy chủ vật lý có cấu hình cao gấp nhiều lần so với máy tính thường, mang đến khả năng xử lý tác vụ mạnh mẽ và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu, kết nối Internet.

    Cùng với sự phát triển của công nghệ trong thời đại số, nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu ngày càng tăng, các máy tính bình thường không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đó là lý do các Server vật lý được ra đời. Máy chủ vật lý có thể có nhiều hình thức khác nhau, nhưng điểm chung là chúng có hệ điều hành riêng, có không gian lưu trữ lớn.

    Cấu tạo của máy chủ vật lý

    Máy chủ vật lý có cấu tạo tương tự như các máy tính thông thường, gồm có các thành phần chính:

    • Mạch xử lý Mainboard Server
    • CPU
    • Bộ nhớ RAM
    • Ổ đĩa cứng HDD
    • Chassis Server
    • Card RAID

    Nguyên lý hoạt động của máy chủ vật lý

    Các máy chủ vật lý đều hoạt động dựa theo mô hình Client - Server. Mô hình này còn có thể hiểu là mô hình gửi yêu cầu và phản hồi, có nghĩa là Client (máy trạm) gửi yêu cầu cho Server (máy chủ). Xử lý dữ liệu sau, máy chủ sẽ gửi kết quả cho máy trạm.  Các máy chủ vật lý được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng hoặc các chương trình khác. Trong hạ tầng của Internet Protocol (IP), máy chủ vật lý có cách thức hoạt động tương tự như Socket Listener (giao thức nghe). 

    Máy chủ vật lý hoạt động theo mô hình Client - Server

    Máy chủ vật lý có vai trò cung cấp các dịch vụ, ứng dụng qua Internet, ví dụ như các máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server), máy chủ mail (Mail Server), máy chủ game (Game Server), máy chủ tập tin (File Server), máy chủ in (Print Server), máy chủ Web (Web Server),... hoặc một số loại máy chủ khác. 

    Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này để phát triển các hệ thống Email hoặc Website. Các mô hình mạng ngang hàng P2P (Peer to Peer) thay thế có có thể được dùng để biến máy tính hoạt động như một Server hoặc một Client khi cần.

    Nên chọn máy chủ vật lý In-house hay Off-site

    Hiện nay, có 2 khái niệm khác nhau là máy chủ vật lý in-house và off-site, khiến nhiều doanh nghiệp phân vân không biết nên lựa chọn loại nào. Cùng CMC Cloud phân biệt Server In-house và Off-site chi tiết hơn nhé!

    Server In-house là máy chủ vật lý được đặt ngay tại doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát phần cứng vật lý của mình. Lựa chọn này rất phù hợp với các doanh nghiệp yêu cầu bảo mật cao như của Private Cloud. Các doanh nghiệp tài chính, y tế,... thường sử dụng phương pháp Server In-house. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây khó khăn trong việc bảo trì và mở rộng tài nguyên, chi phí cũng khá lớn.

    Nên chọn máy chủ vật lý In-house hay Off-site?

    Với Server Off-site, máy chủ của doanh nghiệp sẽ đặt tại bên ngoài công ty, thường là tại các hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại của nhà cung cấp dịch vụ. Các trung tâm này có đầy đủ hệ thống điện, hệ thống dự phòng,... để đảm bảo máy chủ vật lý của doanh nghiệp luôn được hoạt động liên tục. Nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi quá trình sao lưu, bảo trì, nâng cấp máy chủ.

    Khi lựa chọn Server Off-site, doanh nghiệp không mất quá nhiều chi phí đầu tư vào máy móc phần cứng, các dữ liệu đều được tự động sao lưu trên đám mây, doanh nghiệp không cần đầu tư nhân lực cho việc vận hành máy chủ,... 

    Việc lựa chọn Server In-house hay Off-site phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần Website hoạt động ổn định, không cần đầu tư quá nhiều chi phí và nhân lực IT thì Server Off-site là lựa chọn phù hợp hơn.

    Ưu điểm của máy chủ vật lý

    • Có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu và cho phép nhiều người cùng truy cập mà không bị tắc nghẽn, gián đoạn.
    • Hỗ trợ quản lý tài nguyên máy chủ một cách tập trung.
    • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, không cần phải bảo hành.
    • Tính bảo mật cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
    • Dễ dàng cài đặt thêm các phần mềm liên quan để phục vụ hoạt động doanh nghiệp.

    Nhược điểm của máy chủ vật lý 

    Ngoài các ưu điểm kể trên, máy chủ vật lý cũng có khá nhiều nhược điểm, như chi phí sử dụng khá tốn kém. So với máy chủ ảo Cloud Server, việc đầu tư chi phí ban đầu vào hệ thống phần cứng máy chủ vật lý là rất lớn, không thích hợp cho các người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.

    Máy chủ vật lý có chi phí cao hơn so với Cloud Server

    Bên cạnh đó, việc nâng cấp tài nguyên của máy chủ vật lý sẽ mất khá nhiều thời gian, và máy chủ phải ngưng hoạt động để thực hiện việc này. Trong thời gian đó, Website và các phần mềm khác từ Server vật lý của doanh nghiệp sẽ không hoạt động được, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

    So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo Cloud Server 

    Tuy mang lại nhiều lợi ích nổi bật, nhưng việc đầu tư chi phí cho việc mua, vận hành, bảo trì phần cứng của máy chủ vật lý khá tốn kém. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn máy chủ ảo Cloud Server.

    Với máy chủ ảo Cloud Server, việc nâng cấp tài nguyên hoàn toàn linh hoạt và dễ dàng, chỉ trong vòng vài phút. Trong thời gian đó, máy chủ vẫn có thể hoạt động liên tục, đảm bảo tính ổn định của Website cho doanh nghiệp. Vì các lý do này, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng máy chủ ảo Cloud Server thay cho hình thức máy chủ vật lý truyền thống.

    Cloud Server là thuật ngữ chỉ máy chủ đám mây, cho phép doanh nghiệp lưu trữ, truy cập và quản lý dữ liệu thông qua môi trường Internet. Mô hình này hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây.

    CMC Cloud hiện đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server uy tín nhất tại Việt Nam. Đã và đang đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp trong thời đại số, CMC Cloud tự tin mang đến các trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

    Các ưu điểm của Cloud Server tại CMC Cloud:

    • Khả năng mở rộng linh hoạt, nhanh chóng dựa trên cấu hình chính sách của Auto Scaling. 
    • Hệ thống thiết bị phần cứng hiện đại, chất lượng từ các hãng uy tín như IBM, Dell.
    • Cung cấp nhiều ổ đĩa với tốc độ và băng thông khác nhau cho khách hàng lựa chọn.

    Việc chọn máy chủ vật lý chất lượng tốt, giá thành phù hợp với doanh nghiệp không phải điều dễ dàng, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng mở rộng, nhu cầu sử dụng, tính linh hoạt, giá cả,... Vì thế, quý doanh nghiệp nên chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy để có được trải nghiệm tốt nhất. Nếu cần tìm hiểu về máy chủ Cloud Server, doanh nghiệp hãy liên lạc CMC Cloud để xây dựng cơ sở hạ tầng số ngay bây giờ!

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn