banner-news

Trong bài này

    VPS là gì? Các trường hợp cần dùng Virtual Private Server

    01/10/2023

    Máy chủ VPS là giải pháp lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhưng vẫn tối ưu chi phí hiệu quả. Để hiểu hơn về khái niệm máy chủ VPS là gì, cũng như các trường hợp cần dùng VPS, hãy theo dõi bài viết bên dưới của CMC Cloud.

    Máy chủ VPS là gì?

    VPS là gì?

    Máy chủ VPS là máy chủ riêng ảo, viết tắt của Virtual Private Server. Các máy chủ VPS được tạo thành bằng cách phân chia một máy chủ vật lý mẹ thành nhiều máy chủ VPS con bên trong, hoạt động dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. 

    Ví dụ, một máy chủ vật lý có 6 cores/12 threads có thể tạo được 3 máy chủ VPS riêng biệt, mỗi VPS có 2 cores/4 threads. Từ các gói VPS, bạn có thể chia thành 50 gói Shared Hosting khác nhau. Mỗi Shared Hosting có cấu hình không vượt quá mức xử lý 2 cores/4 threads được cho phép.

    Do đó, các máy chủ VPS phù hợp cho những đơn vị có trang Web lớn, vì Shared Hosting không đáp ứng đủ nhu cầu cho doanh nghiệp lúc này. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hiệu quả của VPS, người dùng cần có các nền tảng kiến thức quản lý nhất định.

    Mỗi một máy chủ VPS đều là một hệ thống độc lập riêng biệt, có CPU, RAM, ổ cứng, hệ điều hành và địa chỉ riêng biệt. Người dùng cũng được cấp quyền root và quyền khởi động hệ thống.

    VPS Hosting là gì?

    Khi tạo một Website hoặc ứng dụng Web, khách hàng thường cần thiết lập cơ sở dữ liệu, chọn cấu hình máy chủ Web và thêm mã của họ. Tuy nhiên, việc quản lý phần cứng máy chủ vật lý khá phức tạp và tốn kém. 

    Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp bên thứ ba sẽ quản lý phần cứng và cung cấp dịch vụ VPS Hosting, cho phép doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên này. Trong dịch vụ VPS Hosting, doanh nghiệp sẽ có một máy ảo với các tài nguyên chuyên dụng, sẵn sàng để họ triển khai và cấu hình ứng dụng hoặc Website của mình. Bằng cách này, khách hàng sử dụng dịch vụ VPS Hosting có thể tập trung vào ứng dụng, Website của họ mà không cần phải lãng phí thời gian và chi phí để xử lý các máy chủ vật lý. Nhà cung cấp dịch vụ VPS Hosting sẽ đảm bảo hiệu suất, tính bảo mật, đáng tin cậy và nhất quán cho Website của doanh nghiệp.

    Tìm hiểu khái niệm VPS Hosting

    Ưu nhược điểm khi sử dụng máy chủ VPS

    Trước khi quyết định sử dụng máy chủ ảo VPS, doanh nghiệp cần biết đến các ưu nhược điểm của giải pháp này:

    Ưu điểm

    • Quá trình cài đặt nhanh chóng, chỉ trong vài phút là doanh nghiệp có thể sử dụng máy chủ VPS.
    • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, từ khoản phí phần cứng, chi phí cho nhân sự duy trì, vận hành máy chủ,...
    • Có toàn quyền cài đặt và sử dụng các phần mềm trên máy chủ VPS tương tự như một máy chủ độc lập.
    • Có quyền truy cập root với máy chủ.

    Nhược điểm

    • Hoạt động bị ảnh hưởng bởi máy chủ vật lý mẹ tạo ra VPS.
    • Nếu cấu hình không đúng, máy chủ VPS có thể xuất hiện các lỗ hổng bảo mật, gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn.
    • Việc nâng cấp VPS khá tốn chi phí và thời gian.

    Cách hoạt động của máy chủ VPS

    Máy chủ VPS hoạt động tương tự như một Server vật lý. Bên trong VPS chứa các files và hệ thống cơ sở dữ liệu (database) cần thiết trong Website của bạn. Khi người dùng muốn truy cập file, trình duyệt (browser) sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ (Server) và chuyển những file yêu cầu qua internet đến thiết bị người dùng.

    Về cơ bản, các tài nguyên của máy chủ VPS được phân chia từ máy tính vật lý tạo ra nó. Nhà cung cấp VPS cài đặt một lớp ảo hóa OS trên hệ điều hành của Server vật lý, để chia Server thành nhiều ngăn khác nhau. Mỗi ngăn là một máy chủ VPS, có cách hoạt động hoàn toàn riêng biệt và độc lập với các VPS khác.

    Cách hoạt động của máy chủ VPS

    Hệ điều hành cài được ở VPS là gì?

    Hiện nay, có 2 hệ điều hành phổ biến cài đặt được ở máy chủ VPS là: Windows và Linux. Ngoài ra còn có hệ điều hành Ubuntu, Debian, CentOS và Fedora, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng cho VPS. 

    Với Windows, chúng ta có thể cài các hệ điều hành Windows Server, Windows cá nhân như Win 7, 8, 10,... được cung cấp từ Microsoft. Các hệ điều hành này không yêu cầu người dùng có quá nhiều kiến thức kỹ thuật.

    Với Linux - nền tảng mã nguồn mở, chi phí sử dụng sẽ rẻ hơn. Doanh nghiệp có thể chọn cài đặt CentOS, Fedora, Ubuntu,... tùy thích sao cho phù hợp với nhu cầu. 

    Ngoài ra, người dùng có thể thử cắm thêm các card màn hình để phục vụ cho những tác vụ nặng hoặc đồ họa phức tạp.

    Hệ điều hành nào cài được trên máy chủ VPS?

    Các trường hợp cần dùng máy chủ ảo VPS

    Ngày nay, máy chủ VPS được sử dụng phổ biến cho người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Một số trường hợp chính thường dùng đến máy chủ VPS gồm:

    • Lưu trữ dịch vụ Website: Tất cả các hệ thống Website, từ Web bán hàng, diễn đàn,... đều cần có một máy chủ lưu trữ thông tin ổn định. Do đó, doanh nghiệp thường chọn máy chủ VPS để tối ưu chi phí mà vẫn có được hệ thống máy chủ mạnh mẽ
    • Làm máy chủ game: Máy chủ VPS là một hình thức phù hợp để khởi chạy các máy chủ game cho doanh nghiệp, trước khi có ngân sách để đầu tư hệ thống riêng
    • Phát triển nền tảng số: Để phát triển các Platform như hệ điều hành, các doanh nghiệp cần có một Server lớn để lưu trữ. Lúc này, máy chủ VPS là lựa chọn tốt nhất
    • Làm máy chủ Mail Server: Máy chủ VPS là lựa chọn thường thấy để quản lý và gửi, nhận Email cho doanh nghiệp
    • Tạo môi trường kiểm thử, phân tích virus: Sau khi tạo ra các phần mềm, ứng dụng,... việc có một không gian lưu trữ riêng để thử nghiệm là công đoạn quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, việc đầu tư một hệ thống máy chủ vật lý sẽ khá tốn kém, do đó, nhiều người lựa chọn sử dụng máy chủ VPS.
    • Lưu trữ nội dung, video, hình ảnh: Các doanh nghiệp cần xử lý nhiều về hình ảnh, video cũng rất cần đến máy chủ VPS. VPS giúp họ dễ dàng kiểm soát và có thể sao lưu, backup dữ liệu hiệu quả. 
    • Chạy chương trình truyền thông online: Các chương trình này cũng cần một hệ thống lưu trữ ổn định, để việc nhập và truy xuất có thể đảm bảo liên tục, không bị gián đoạn. 

    Các trường hợp cần dùng máy chủ VPS

    Một số thông số cần lưu ý khi thuê VPS

    Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp máy chủ VPS với nhiều mức giá khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần biết đến các thông số quan trọng của máy chủ ảo, để có thể chọn được dịch vụ phù hợp nhất:

    RAM

    Đây là bộ nhớ chính, đảm nhiệm vai trò truy xuất và xử lý dữ liệu. Các đoạn mã PHP, xử lý database trên MySQL đều cần đến RAM. Do đó, doanh nghiệp cần chọn mức RAM phù hợp.

    Hiện nay, đa số dịch vụ máy chủ VPS sẽ cung cấp RAM từ 512MB đến 16GB cho doanh nghiệp lựa chọn. Nếu thông số RAM cao hơn, máy chủ ảo không còn là VPS nữa mà là Cloud Server. Chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm này kỹ hơn bên dưới. Tùy theo lượng truy cập vào trang Web nhiều hay ít mà doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thông số RAM sao cho phù hợp.

    SWAP

    SWAP là một bộ nhớ ảo, dùng để lưu trữ các hành động xử lý cũ nếu trong trường hợp RAM bị đầy. Về bản chất, đây cũng là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ chúng không độc lập.

    Các thông số cần biết khi thuê máy chủ VPS

    Ổ đĩa

    Đây là không gian lưu trữ các file của Website. Hiện nay có 2 loại ổ đĩa chính: HDD và SSD.
    HDD là loại ổ đĩa thông dụng được dùng khá nhiều, còn SSD là ổ cứng bán dẫn có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn 300 lần so với HDD. Do đó, giá thành của SSD sẽ cao hơn HDD.

    CPU Core

    CPU Core được hiểu là lõi xử lý của CPU. Một Server vật lý có một lượng CPU Core nhất định và chúng được chia cho các máy chủ VPS bên trong. Khi số lượng CPU Core càng cao, khả năng xử lý của máy chủ VPS càng tốt.

    IP

    IP (Internet Protocol) là số lượng IP mà doanh nghiệp được cung cấp khi sử dụng máy chủ VPS. Các địa chỉ này thường được cung cấp ngẫu nhiên cho bạn.

    Liệu Cloud Server là máy chủ ảo thay thế cho VPS?

    Cloud Server và VPS đều là các giải pháp ảo hóa máy chủ được sử dụng trong môi trường CNTT hiện đại. Tuy chúng có sự tương đồng trong việc tạo ra các môi trường ảo để chạy ứng dụng và dịch vụ, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Ngày nay, trong thế giới số, , máy chủ ảo Cloud Server cũng đang dần thay thế cho VPS bởi những lợi thế mà Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp.. Vậy, Cloud Server mang lại nhiều ưu việt hơn so với máy chủ VPS như thế nào, cụ thể: 

    Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Cloud Server so với VPS:

    • Không bị ảnh hưởng từ Server vật lý: Với Cloud Server, tất cả các thành phần đều có bộ phận dự phòng. Khi bị hư hỏng, chúng sẽ được tự động thay thế bởi hệ thống. Do đó, hệ thống của doanh nghiệp sẽ được an toàn và luôn sẵn sàng 24/24, không bị ảnh hưởng bởi Server vật lý như máy chủ VPS.
    • Chỉ trả tiền cho các tài nguyên mà doanh nghiệp sử dụng: Khi sử dụng VPS, những người dùng khác trong cùng một VPS Hosting có thể dùng chung tài nguyên với doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp không đảm bảo được tính rõ ràng trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả. Nhưng với Cloud Server, doanh nghiệp sẽ có được nguồn tài nguyên riêng đảm bảo.
    • Điều chỉnh cấu hình nhanh chóng: Với Cloud Server, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cấu hình bất kỳ lúc nào một cách nhanh chóng.

    Hiện nay, CMC Cloud là một trong những nơi cung cấp dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với hệ thống trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Quốc tế Tier III khắt khe và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ nhé!

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn