banner-news

Trong bài này

    Máy trạm là gì? Tìm hiểu về máy trạm (workstation)

    21/09/2023

    Máy trạm là lựa chọn phổ biến của nhiều người trong việc xử lý các tác vụ năng như thiết kế đồ họa, phân tích dữ liệu khoa học hoặc công nghệ thông tin. Vậy, máy trạm là gì? Chúng có điểm khác biệt gì so với các loại máy tính cá nhân, PC mà chúng ta thường dùng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi này cho bạn.

    Máy trạm (Workstation) là gì

    Máy trạm (Workstation) là một máy tính có hiệu năng xử lý cao, được thiết kế cho người dùng với khả năng đồ họa cao, dung lượng lưu trữ khổng lồ và khả năng xử lý mạnh mẽ. Các máy trạm có hiệu suất cao hơn các máy tính PC cá nhân bình thường, nhưng chúng không đủ mạnh mẽ như các Server - Các thiết bị có khả năng quản lý một mạng lưới gồm nhiều PC hoặc máy trạm, với số lượng nhiệm vụ và dữ liệu cần xử lý ở mức cực kỳ khổng lồ. 

    Máy trạm còn có thể được dùng để chỉ các thiết bị đầu cuối Dumb (những thiết bị không có khả năng xử lý) được kết nối với các máy tính mainframe.

    Sức mạnh xử lý từ các thiết bị phần cứng cho phép máy trạm cung cấp tốt giao diện đồ họa 3D hoặc độ phân giải cao, chạy các phần mềm đa nhiệm phức tạp hoặc giao tiếp nâng cao với các thiết bị máy tính khác. Các thiết bị máy trạm thường được dùng trong các nhiệm vụ khoa học hoặc kỹ thuật cần chuyên sâu về khả năng tính toán, ví dụ như trong các ứng dụng tài chính hoặc kinh doanh. 

    Bên cạnh đó, các máy trạm cũng được xây dựng để phục vụ các khách hàng PC gắn liền với nó, trong đó sử dụng các công cụ hoặc ứng dụng cần thiết để truy cập vào hệ thống thông tin lưu trên máy trạm.

    Máy trạm là gì? Khác biệt giữa máy tính thường và Workstation là gì

    Đặc điểm của máy trạm

    Để phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, máy trạm cần phải đáp ứng các đặc điểm sau:

    • Có cách thiết kế và cấu hình phục vụ tốt cho các ứng dụng kỹ thuật.
    • Có sức mạnh xử lý điện toán ở mức vừa.
    • Dung lượng lưu trữ RAM lớn.
    • Khả năng đồ họa tốt.
    • Các máy trạm liên kết với nhau để tạo thành mạng cục bộ.

    Để đáp ứng các đặc điểm trên, các máy trạm thường chạy trên 2 hệ điều hành là Unix hoặc Windows NT. Các thiết bị máy trạm cần được sản xuất với độ chính xác cao, có cấu hình cực tốt. Một số hãng máy tính cung cấp máy trạm nổi tiếng hiện nay là IBM, Dell, HP hoặc là Sun Microsystems.

    Ưu điểm và nhược điểm của máy trạm

    Ưu điểm:

    • Hoạt động ổn định, ít bị lỗi nhờ vào hệ thống phần cứng mạnh mẽ, có cơ chế tự sửa lỗi.
    • Có khả năng mở rộng linh hoạt, hỗ trợ kết nối thêm các linh kiện mới một cách dễ dàng.
    • Tương thích cao với nhiều phần mềm và phần cứng khác nhau, hỗ trợ tốt trong tất cả các tác vụ của người dùng.
    • Có khả năng xử lý các giao diện đồ họa nâng cao vượt trội hoặc xử lý điện toán nâng cao, phù hợp với các nhà nghiên cứu, phân tích, nhà thiết kế hoặc quay dựng.

    Nhược điểm:

    • Chi phí để sở hữu một máy trạm khá đắt đỏ vì hệ thống thiết bị phần cứng đa phần là các dòng hiện đại nhất, với bộ vi xử lý mạnh mẽ và nhiều tính năng cao cấp.
    • Diện tích cần có để lắp đặt máy trạm cũng lớn hơn so với các PC thông thường.

    Khác nhau giữa máy trạm và máy tính thường

    Điểm khác biệt chính giữa máy trạm và máy tính PC cá nhân là ở khả năng xử lý dữ liệu và giao diện đồ họa nâng cao của chúng. Tuy nhiên, với các PC có bộ xử lý mạnh mẽ và hỗ trợ giao diện đồ họa nâng cao thì chúng ta sẽ khó phân biệt các PC này với các máy trạm cấp thấp.

    Dưới đây là điểm khác biệt chính giữa máy trạm và PC thông thường, được đánh giá theo từng tiêu chí:

    Khái niệm

    Máy trạm thường có hiệu năng cao cấp và vượt trội hơn nhiều so với các PC thông thường, với khả năng cung cấp hiệu suất cao liên tục trong thời gian dài. Máy trạm cũng được kết nối với một hệ thống mạng độc lập.

    Thiết kế bên ngoài

    Máy trạm cũng có bàn phím, chuột, màn hình,... tương tự như PC nhưng chúng được làm từ những linh kiện bền chắc, có khả năng chịu lực và chất lượng tốt hơn máy tính thông thường.

    Cấu hình và hiệu suất hoạt động

    Máy trạm được trang bị các card đồ hoạt chuyên dụng và sở hữu bộ xử lý mạnh mẽ, cho phép xử lý các tác vụ phức tạp hơn nhiều so với các PC cá nhân. Ngoài ra, chúng cũng mang lại tốc độ xử lý nhanh hơn.

    Bộ xử lý mạnh mẽ

    Các máy trạm sử dụng CPU với khả năng xử lý mạnh mẽ vượt trội, điển hình như Intel Core i7 thay vì sử dụng các Core I GPU như các loại PC thông thường. Các máy trạm có thể được trang bị CPU lên đến 4.0GHz.

    Bộ nhớ RAM

    Bộ nhớ RAM của máy trạm thường nằm ở mức 16GB, với tốc độ xung cao và có thể nâng cấp lên đến 4 slot RAM, mang lại tốc độ render hình ảnh chỉ trong vài giây. Điểm nổi bật là RAM của máy trạm có khả năng tự sửa lỗi ECC Memory - đặc điểm mà các PC bình thường không có.

    Khả năng đồ họa

    GPU của máy trạm được trang bị sẵn các card đồ họa chuyên dụng, phục vụ tốt cho các ứng dụng đồ họa, không bị hạn chế như PC thông thường.

    Ổ cứng máy tính

    Ổ cứng của các thiết bị máy trạm được thiết kế có lai giữa ổ cứng HDD, có tốc độ vòng quay là 7200rpm. Trong khi đó, các máy tính bình thường chỉ có tốc độ quay trong khoảng 5400rpm. Ngoài ra, ổ cứng máy trạm sở hữu SSD PCl mang lại tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng.

    Màn hình máy tính

    Máy trạm thường dùng màn hình có công nghệ IPS chống lóa, với kích cỡ khoảng từ 15.6inch đến 17.3inch và độ phân giải lên đến 4K Full HD. 

    Đến đây, hi vọng doanh nghiệp đã hiểu hơn về máy trạm là gì, ưu điểm của nó cũng như điểm khác biệt của chúng với các loại PC thông thường. Có thể nói, máy trạm (Workstation) là một loại máy tính được thiết kế để xử lý các tác vụ nặng và phức tạp như đồ họa, thiết kế 3D, video, âm thanh và các ứng dụng khoa học. Tuy nhiên, máy trạm cũng có nhược điểm như giá thành cao và tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với máy tính thông thường. Vì vậy, khi lựa chọn, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các yêu cầu công việc của mình để có thể chọn được loại máy phù hợp nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn