Trong bài này
22/06/2023
Microsoft từ lâu đã là công cụ phổ biến cho nhiều người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên cụ thể thì Microsoft là phần mềm gì? Hiện nay đã có khá nhiều phần mềm Microsoft khác nhau, với đa dạng các tính năng và lợi ích để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các công cụ Microsoft này.
Tìm hiểu về Microsoft là phần mềm gì
Microsoft là một bộ phần mềm văn phòng, phục vụ nhiều công việc khác nhau trong doanh nghiệp như nhập xuất, trình bày, phân tích hoặc thống kê dữ liệu. Đây là trọn bộ giải pháp được phát triển bởi tập đoàn Microsoft.
Điểm danh các phần mềm phổ biến của Microsoft:
Microsoft Office là bộ công cụ được ra mắt vào năm 1990, với 3 ứng dụng đầu tiên là Microsoft Word, Microsoft Excel và Microsoft PowerPoint và chỉ hỗ trợ trên máy tính để bàn.
Đến năm 2017, Microsoft đã cung cấp phiên bản trả phí hàng năm và phục vụ cả cho các doanh nghiệp sử dụng, bên cạnh người dùng cá nhân. Đến nay, bộ công cụ Microsoft Office đã khá đa dạng ứng dụng, ví dụ như Outlook, OneDrive, Onenote,... Mỗi một gói Microsoft Office sẽ có các công cụ khác nhau, tùy theo nhu cầu của người dùng.
Công cụ Microsoft Office hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành khác nhau, từ Android, iOS cho đến các hệ điều hành trên máy tính như Windows hoặc MacOS. Đây là bộ công cụ hỗ trợ cộng tác hiệu quả, cho phép nhân viên doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau mọi lúc mọi nơi, tăng hiệu quả công việc vượt trội. Doanh nghiệp nên ứng dụng các công cụ như Microsoft Office để tăng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu công việc trong thời đại số ngày nay.
Năm 1983, Microsoft đã phát triển phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows, với giao diện sử dụng đơn giản hơn Apple thời bây giờ. Đến năm 1992, phiên bản Windows 3.1 ra mắt và bắt đầu dần dần phổ biến hơn.
Tuy nhiên, lúc đó Windows chỉ hỗ trợ 16 bit, gây khá nhiều bất tiện và sự cố cho người dùng. Một phiên bản Windows NT (New Technology) đã được ra đời để giải quyết vấn đề này. Sau đó, Microsoft liên tục phát triển nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau phục vụ cho máy tính để bàn như Windows XP, Windows 2000. Tính đến hiện tại, phiên bản mới nhất là Windows 11 được phát hành năm 2021.
Hệ điều hành Windows Server có các tính năng chính như Active Directory, hỗ trợ tự động hóa quản lý dữ liệu người dùng, đảm bảo bảo mật và phân phối tài nguyên, tương tác với các thư mục khác. Ngoài ra, các Windows Server cũng có sẵn trình quản lý máy chủ, đây là một tiện ích hỗ trợ quản lý vai trò của máy chủ và hỗ trợ thay đổi cấu hình từ thiết bị cục bộ hoặc thiết bị từ xa.
Công cụ Microsoft Server
Năm 1995, Microsoft đã cho ra mắt trình duyệt Web Internet Explorer để đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet của nhiều người dùng. Đến phiên bản Windows 10, Microsoft đã thay thế Internet Explorer thành Edge. Tuy nhiên đến hiện nay thì người dùng đa số đều thích các trình duyệt khác như Google Chrome hoặc Cốc Cốc.
Các phần mềm của Microsoft được bắt nguồn từ các nền tảng, công cụ dành riêng cho nhà phát triển (Developers). Ban đầu, Microsoft có Visual Basic, sau đó phát triển thành Visual C++ và cuối cùng là Visual C#. Đến năm 2022, chúng đã được gói gọn vào trong một gói duy nhất là Visual Studio.
Đến năm 2019, Microsoft đã kết hợp nền tảng Net Framework, Xamarin và Net Core vào thành một nền tảng phát triển duy nhất là Net 5 Framework để phục vụ cho các nhà phát triển và doanh nghiệp.
Đây là các phần mềm quản lý hệ thống phù hợp cho doanh nghiệp, ví dụ như System Center - cho phép quản trị viên có thể khởi tạo, cấu hình cũng như quản lý các hệ thống phức tạp trong nội bộ công ty.
Microsoft cũng phát triển các loại bàn phím, chuột hoặc máy chơi game để cạnh tranh với những hãng lớn như Nintendo. Hệ thống máy chơi game Xbox của Microsoft cũng đang được khá nhiều người dùng quan tâm.
Microsoft cũng tham gia vào nền tảng Public Cloud, với dịch vụ Microsoft Azure được phát hành vào năm 2008. Azure gồm nhiều dịch vụ khác nhau, từ Cloud Computing, phân tích, quản lý, Machine Learning hoặc thậm chí là Big Data để phục vụ doanh nghiệp.
Để sử dụng các phần mềm hoặc dịch vụ của Microsoft, chúng ta cần có tài khoản Microsoft. Đây là công cụ giúp bạn liên kết tài khoản của mình với các sản phẩm, phần mềm Microsoft mà bạn đã mua trước đó, cho phép bạn chứng minh mình là chủ sở hữu đã được cấp phép sử dụng sản phẩm.
Tài khoản Microsoft được sử dụng để làm gì
Sau khi đăng nhập vào tài khoản Microsoft, bạn có thể:
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu dùng thử dịch vụ Microsoft 365, doanh nghiệp có thể liên hệ CMC Cloud để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và trải nghiệm dịch vụ dùng thử hoàn toàn miễn phí!
Hiện nay, CMC Cloud đang là đối tác CSP (Cloud Service Provider - Tier 1) của Microsoft tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp các giải pháp của Microsoft đến với doanh nghiệp Việt một cách dễ dàng nhất, giúp doanh nghiệp không phải gặp nhiều rào cản như khi làm việc với các đơn vị Quốc tế. Hãy liên hệ CMC Cloud ngay qua thông tin liên lạc bên dưới để được hỗ trợ.
Trải nghiệm dùng thử dịch vụ Microsoft 365 miễn phí
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết Microsoft là phần mềm gì, các công cụ bên trong cũng như những thông tin khác liên quan đến Microsoft. Hy vọng bài viết đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều kiến thức bổ ích. Hãy theo dõi Website CMC Cloud để cập nhật nhiều tin tức công nghệ mới nhất.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách