banner-news

Trong bài này

    Network là gì? Tìm hiểu về các loại mạng Network

    09/03/2023

    Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Network là một tài nguyên quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Đây là môi trường giúp doanh nghiệp có thể vận hành, trao đổi thông tin, quản lý và cộng tác trong nội bộ lẫn với bên ngoài. Dưới đây, cùng tìm hiểu về Network là gì, các loại Network và lợi ích của chúng nhé.

    Network là gì

    Network là gì

    Network là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực IT, liên quan đến việc kết nối. Chúng ta có thể hiểu đây là một mạng liên kết các thiết bị với nhau, nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên và trao đổi các dữ liệu với nhau.

    Tùy theo mục đích cũng như môi trường sử dụng mà chúng ta có nhiều loại Network khác nhau, đáp ứng nhiều nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.

    Nhiệm vụ và lợi ích của Network là gì? 

    Nhiệm vụ của Network là xây dựng một nền tảng duy nhất để chúng ta có thể trao đổi tài nguyên, dữ liệu cho nhau. Tất cả chúng ta đều cần đến Network: Nhân viên cần Network để trao đổi, cộng tác với nhau; quản lý viên cần kết nối các thiết bị máy in, máy tính,... qua Network để quản lý cùng lúc dễ dàng hơn,…

    Một số lợi ích của Network gồm:

    • Sử dụng chung các nguồn tài nguyên và dữ liệu.
    • Giúp sao lưu các dữ liệu tập trung.
    • Chia sẻ sức mạnh xử lý với nhau.
    • Cho phép ủy quyền quản lý dễ dàng.

    Các loại Network

    Network được chia thành nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào số lượng thiết bị kết nối, hệ điều hành, các phương tiện truyền dẫn được dùng là loại nào, cấu trúc mạng, khoảng cách giữa từng thiết bị trong Network cũng như quy mô về địa lý của chúng.

    Dưới đây là một số loại Networks chính:

    • LANs: Kết nối các Endpoint với một loại miền duy nhất. Ví dụ: mạng LAN tại trường học, bệnh viện và các văn phòng doanh nghiệp.
    • WANs: Kết nối nhiều mạng LAN lại và có quy mô địa lý rộng hơn, ví dụ như trong một thành phố lớn, trong một tỉnh hoặc một quốc gia.
    • Mạng khu vực đô thị (MAN): Kết nối các tài nguyên của máy tính nhưng trong một quy mô địa lý rộng, ví dụ như trong một thành phố.
    • Mạng vùng lưu trữ (SAN): Đây là các mạng chuyên dụng được thiết kế để phục vụ các mạng kết nối cần nhiều tài nguyên và có hiệu suất cao. SAN tích hợp các tính năng bảo mật và quyền truy cập ở cấp độ Block. Mạng SAN có khả năng khắc phục thảm họa vì cấu trúc của chúng gồm nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau, ví dụ như ổ đĩa, băng từ hoặc các bộ lưu trữ quang.
    • Mạng khu vực cá nhân (PAN): Mạng này được một cá nhân sử dụng cho mục đích kết nối nhiều thiết bị khác nhau, ví dụ như kết nối tới máy in hoặc máy quét.
    • WLANs: Mạng gồm nhiều thiết bị tại cùng một nơi và chúng dùng đường truyền vô tuyến thay vì sử dụng cấu trúc kết nối mạng có dây.
    • Mạng khu vực trường học (CAN): Đây là tập hợp các mạng LAN được kết nối với nhau và thường được các tổ chức lớn sử dụng, ví dụ như Chính phủ hoặc các trường đại học.
    • Mạng riêng ảo (VPN): VPN mở rộng các mạng riêng qua mạng công cộng để đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật khi kết nối mạng.
    • Mạng quang thụ động (PON): Mạng cáp quang sở hữu lượng băng thông rộng, phục vụ cho người dùng cuối.
    • Mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ: Đây là các đơn vị cung cấp mạng cho khách hàng, khách hàng có thể lựa chọn gói dung lượng và chức năng mà mình cần thuê. Các đơn vị cung cấp thường là các công ty viễn thông, đơn vị cung cấp dữ liệu, các đơn vị cung cấp Internet hoặc các nhà cung cấp truyền hình cáp.
    • Cloud Networks: Về bản chất thì đây là mạng WAN nhưng được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Cloud, ví dụ như Amazon Web Services. Đây là một trong các lựa chọn hiện đại và tối ưu hiện nay. 

    Ngoài ra, dựa trên các mục đích tổ chức thì Network có thể chia thành:

    • Mạng nội bộ: Bao gồm tập hợp các mạng được duy trì và kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất. Đây được xem là loại mạng an toàn và bảo mật nhất, chỉ những ai được ủy quyền mới có thể truy cập vào. Mạng này được xây dựng dựa trên bộ định tuyến.
    • Internet: Internet (hoặc Internetwork) là tập hợp bao gồm nhiều mạng được kết nối với nhau bởi các bộ định tuyến và được phân lớp dựa trên các phần mềm mạng. Chúng ta có thể xem đây là một hệ thống toàn cầu, giúp kết nối tất cả các tổ chức với nhau, bao gồm Chính phủ, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các mạng máy tính công cộng và cá nhân.
    • Extranet: Mạng này tương tự như các mạng nội bộ nhưng chúng có kết nối với các mạng cụ thể bên ngoài. Các doanh nghiệp thường dùng Extranet để chia sẻ tài nguyên với các đối tác, khách hàng hoặc nhân viên làm việc từ xa.
    • Darknet: Đây là mạng lớp phủ hoạt động trên Internet, chúng ta chỉ có thể truy cập vào thông qua các phần mềm chuyên dụng. Darknet sử dụng các giao thức truyền thông được tùy biến riêng biệt.

    Câu hỏi thường gặp về Network

    Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Network:

    1. Ví dụ về thiết bị Network

    Khi sử dụng máy in, chúng ta cần phải kết nối Network hoặc nhờ các nhân viên kỹ thuật kết nối, cài đặt các bộ phận cần thiết trong máy in. Sau đó chúng ta mới có thể thao tác máy tính để in tập tin.

    2. WiFi có phải là Network không?

    Network là việc 2 thiết bị chia sẻ dữ liệu với nhau, thông qua mạng WiFi hoặc các kết nối có dây. Có thể nói, WiFi là một mạng WLAN của Network.

    3. Phân biệt Internet và Network

    • Internet hỗ trợ kết nối hàng triệu máy tính, còn Network thì kết nối ít thiết bị hơn.
    • Internet không có thực thể nào, còn Network có các máy chủ.
    • Network bị giới hạn về địa lý còn Internet không gặp phải vấn đề này.

    4. Network được sử dụng ở đâu?

    Network được dùng rộng rãi tại đa số các tổ chức hiện nay, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học,…

    Qua bài viết trên, CMC Cloud đã giải đáp chi tiết về khái niệm Network là gì, các lợi ích cũng như những câu hỏi thường gặp về khái niệm này. Đừng quên theo dõi Blog tại CMC Cloud để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ mới nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn