banner-news

Trong bài này

    Platform là gì? 10 mô hình nền tảng Platform phổ biến

    07/09/2023

    Platform là một khái niệm phổ biến thường gặp trong lĩnh vực về công nghệ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng Platform vào hoạt động kinh doanh. Vậy, Platform là gì? Có những mô hình Platform cơ bản nào mà doanh nghiệp có thể tham khảo để tăng hiệu quả cho hoạt động hiện tại của mình? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới.

    Platform là gì

    Trong ngành CNTT, Platform có thể là phần cứng hoặc phần mềm, được thiết kế nhằm mục đích lưu trữ một dịch vụ hoặc ứng dụng nào đó. Ví dụ, một Platform lưu trữ ứng dụng bao gồm phần cứng, các chương trình điều phối hoạt động và hệ điều hành. Platform ứng dụng cung cấp môi trường để các chương trình được hoạt động ổn định và thành công.

    Khi doanh nghiệp cần mua hoặc sử dụng phần mềm, doanh nghiệp nên lưu ý phần mềm đó được chạy trên nền tảng nào, ví dụ như trên Windows hay trên Mac.

    Tuy nhiên, nhiều phần mềm hiện nay đã hỗ trợ đa nền tảng, cho phép doanh nghiệp có thể chạy chúng trên Windows hay Mac đều được. Phần mềm cũng có thể là một nền tảng, được thiết kế để chạy trên bất kỳ bản kết hợp nào của kiến trúc xử lý và hệ điều hành, đồng thời tích hợp trình duyệt Web vào thành một nền tảng cơ bản bên dưới chẳng hạn.

    Để kiểm tra xem chương trình ứng dụng của mình hoạt động trên các nền tảng khác nhau như thế nào, các đơn vị phát triển phần mềm thường sử dụng các dịch vụ Cloud Computing như PaaS để kiểm tra. Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud mang đến giải pháp Platform kết hợp giữa phần mềm và phần cứng trên cơ sở hạ tầng của riêng họ, và các nhà phát triển trả phí để sử dụng các giải pháp này. Điều này giúp cho nhà phát triển không cần phải tự xây dựng platform phần cứng và phần mềm riêng để kiểm thử.

    Trong doanh nghiệp, một số đặc điểm cơ bản về Server bao gồm loại hình (Intel x86 hay 64), bộ nhớ hoặc hiệu suất (như Double Data Rate 4), kết nối mạng (1 Gigabit Ethernet). Một số đặc điểm vật lý của Server bao gồm rack, giá đỡ, thiết kế Open Rack hay Open Compute.

    Ngoài ra, thuật ngữ về Platform không chỉ đơn giản là mô tả kiến trúc cơ bản, chúng cũng bao gồm các phần mềm được phát triển trên Platform đó. Ví dụ: các doanh nghiệp ứng dụng máy ảo cần có các nền tảng ảo hóa, như VMware hoặc Microsoft Hyper V.

    10 mô hình nền tảng Platform phổ biến

    Dưới đây là 10 mô hình nền tảng Platform phổ biến nhất:

    Hardware Platform

    Platform sẽ không thể hoạt động tốt khi thiếu phần cứng hỗ trợ, các phần cứng này còn được gọi với cái tên khác là Hardware Platform (nền tảng phần cứng). Đây thường là các kiến trúc của các máy tính (ví dụ như máy tính sử dụng CPU 64bit, đây chính là Hardware Platform).

    Cloud Computing

    Đây là giải pháp để doanh nghiệp phát triển các hệ thống cơ sở công nghệ hạ tầng, đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Cloud Computing có thể phục vụ mục đích phân tích Big Data, trí tuệ AI, Internet vạn vật, lưu trữ các ứng dụng Website,... cho doanh nghiệp.

    Software Platform

    Không chỉ về phần cứng, các Platform cũng cần có các phần mềm phù hợp. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến:

    • Linux (x86, x64 hoặc PowerPC)
    • AmigaOS, AROS
    • MS-DOS, DR-DOS
    • Microsoft Windows
    • Mac OS X

    Social

    Các nền tảng về mạng xã hội cho phép chúng ta có thể lưu trữ, phát triển và quản lý tất cả các hoạt động trên mạng Internet. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng chúng vào phát triển Website cho mình.

    Một nền tảng Social có thể hỗ trợ cung cấp các giao diện lập trình API, các ứng dụng gốc hoặc bảng điều khiển để doanh nghiệp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng.

    Business Service

    Ví dụ điển hình của Platform này là các ứng dụng Grab, Be hoặc Uber - một nền tảng phục vụ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng này để kết nối khách hàng và nhân viên hỗ trợ của mình trên một nền tảng, ví dụ như phần mềm trên điện thoại.

    Nền tảng kỹ thuật số

    DIgital Marketing là một nền tảng hoạt động liên tục, giúp doanh nghiệp phát triển các chương trình truyền thông như quảng cáo, banner, poster, video ngắn hoặc một ứng dụng nào đó.

    Customer Data

    Customer Data Platform (CDP) giúp doanh nghiệp có thể tổng hợp, so sánh giữa các thông tin khách hàng để tìm ra điểm chung của đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được ai là mục tiêu cần nhắm đến trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị trong tương lai, để mang lại lợi ích cao nhất.

    Trí tuệ AI

    Các Platform về trí tuệ AI giúp triển khai công việc tự động hóa, sử dụng các thiết bị máy móc thay cho sức người đối với các nhiệm vụ lặp đi lặp lại liên tục. Ngày nay, AI đã được mô phỏng theo trí tuệ con người trong nhiều trường hợp như học tập, giải quyết vấn đề, đưa ra lý luận,...

    Internet vạn vật

    IoT là một lĩnh vực khá phức tạp, cần có sự kết hợp giữa nhiều công nghệ khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng yêu cầu nhân sự có trình độ cao, có thể quản trị, xử lý và báo cáo về hệ thống này. Nhưng từ khi nền tảng IoT ra đời, việc này đã được đơn giản hóa rất nhiều.

    Blockchain

    Nền tảng Blockchain cung cấp các công cụ phù hợp để doanh nghiệp phát triển các ứng dụng riêng, phục vụ nhu cầu của mình, ví dụ như NEO, Ethereum, Blockchain,  EOS, Cardano,…

    Ngày nay, để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và tìm cách ứng dụng Platform để gia tăng sự hiện diện của mình trên thế giới Internet. Trên đây là các thông tin cơ bản về Platform là gì và top 10 nền tảng phổ biến nhất. Chúc doanh nghiệp áp dụng chúng để phát triển thành công hơn trong thời đại 4.0.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn