Trong bài này
11/05/2023
Print Server là một giải pháp hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên in và tối ưu hóa tốc độ in ấn. Nhưng cụ thể thì Print Server là gì? Chúng có cách hoạt động như thế nào và làm sao để cài đặt Print Server? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này.
Print Server là một phần mềm hoặc thiết bị được dùng để quản lý công việc in ấn từ nhiều máy tính khác nhau, trong một mạng diện rộng. Khi đó, các máy tính trong mạng đã kết nối có thể truy cập và chia sẻ các máy in bên trong hệ thống một cách dễ dàng.
Ví dụ, khi một máy tính muốn in tài liệu, chúng gửi yêu cầu cần in đến Print Server. Sau đó, Print Server gửi yêu cầu in đó đến máy in tương ứng trong hệ thống mạng. Nhờ có Print Server, việc quản lý và xếp hàng đợi in ấn được dễ dàng và nhanh chóng hơn, giảm công sức trong việc phải cài đặt và quản lý từng máy in riêng lẻ trên từng máy tính.
Ban đầu, các Terminal Server (máy chủ đầu cuối) cho phép hàng chục Dozens (điểm cuối) kết nối tới một điểm kết nối chung hoặc mạng diện rộng WAN. Khi Terminal Server được nâng cấp, các Printers được kết nối với Server, và các nhà thiết kế Terminal Server cũng bắt đầu bổ sung khả năng hỗ trợ cho việc xếp hàng in. Theo thời gian, Dedicated Print Server đã ngày càng phổ biến hơn, trở thành một thông lệ.
Print Server đã trở thành một phần quan trọng của mạng, mặc dù đến ngày nay chúng đã không quá còn cần thiết như trước nữa. Ngày nay, một số doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các tập tin kỹ thuật số, nên các tập tin bản cứng ít được chú trọng như trước. Ngoài ra, đôi khi các thiết bị mạng khác cũng đã tích hợp khả năng của Print Server.
Ngoài ra, trên đám mây cũng hỗ trợ sẵn các lựa chọn in "không cần máy chủ" (Serverless). Doanh nghiệp có thể quản lý bản in thông qua dịch vụ Public Cloud hoặc Private Cloud, trong đó Print Server được lưu trữ ở một vị trí khác và người dùng có thể truy cập vào qua mạng Internet. Khi đó, người dùng không cần sở hữu hoặc duy trì Print Server vật lý.
Đối với các doanh nghiệp cần in tài liệu vật lý nhiều, doanh nghiệp vẫn có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng Print Server.
Cách hoạt động của Print Server bao gồm các bước như bên dưới:
Tùy thuộc vào tính năng và cách thiết kế của Print Server, doanh nghiệp có thể cấu hình quá trình xử lý in ấn tài liệu theo những phương pháp khác nhau, chẳng hạn như quản lý tài nguyên in, kiểm soát quyền truy cập, lên lịch bảo trì hoặc sửa chữa máy in khi cần.
Hình minh họa cách hoạt động của Print Server là gì
Print Server là lựa chọn hữu ích cho các doanh nghiệp có nhiều máy in và có nhu cầu tài liệu với số lượng lớn. Khi đó, hệ thống này sẽ hỗ trợ quản lý hàng đợi khi in cho từng máy in đã được kết nối với Print Server.
Lý do khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Print Server bao gồm:
Dưới đây là các bước chi tiết để cài đặt Print Server trên máy tính:
Trên đây là các bước chi tiết để cài đặt Print Server. Sau đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp và in ấn tài liệu dễ dàng hơn.
Việc xảy ra Print Server Error có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và dẫn đến kết quả là không kết nối được, khiến việc in ấn tài liệu bị gián đoạn. Bạn có thể tham khảo cách sửa lỗi này theo từng trường hợp như sau:
Print Server bị lỗi offline thường xuyên
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi này, dưới đây là cách sửa lỗi theo từng nguyên nhân:
Máy tính không kết nối được với máy in
Chỉnh cho 2 máy tính về trong cùng một Workgroup, đồng thời kiểm tra trạng thái lệnh Service workstation có bị disable không. Nếu có, bạn hãy chuyển thành enable.
Qua các thông tin trên, CMC Cloud hy vọng doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quát hơn về Print Server là gì, cách cài đặt và sửa lỗi khi dùng Print Server nếu có. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất trên Blog của CMC Cloud để cập nhật những kiến thức công nghệ khác.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Website: https://cmccloud.vn
Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Zalo OA: https://zalo.me/cmccloud
LinkedIn: linkedin.com/company/cmc-cloud
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách