banner-news

Trong bài này

    Quản trị Server là gì? “Hé lộ” Công việc quản trị máy chủ

    15/06/2023

    Quản trị Server là gì? Đây là một ngành nghề đang được cộng đồng công nghệ quan tâm khá nhiều, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu rất lớn về nhân viên quản trị Server. Trong bài viết sau, cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm quản trị Server, các yêu cầu cũng như một số phần mềm quản trị phổ biến.

    Quản trị Server là gì?

    Quản trị Server là công việc được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật, họ có trách nhiệm giám sát Server (máy chủ) cho doanh nghiệp hàng ngày. Công việc chính của họ là nâng cấp phần mềm và phần cứng Server, đảm bảo hệ thống Server hoạt động ổn định, có tính bảo mật cao.

    Ngoài ra, quản trị viên Server cũng có vai trò xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, giám sát các hoạt động, kiểm tra chính sách và công cụ bảo mật Server thường xuyên. Công việc sao lưu, khôi phục dữ liệu, tùy biến các lựa chọn vận hành máy chủ và quản lý toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào quản trị viên Server. Các doanh nghiệp CNTT, thương mại điện tử,... đều cần quản trị Server để bảo vệ an toàn cho các tập tin nhạy cảm. Các quản trị viên Server cần có khả năng xử lý và làm việc với nhiều hệ điều hành, nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

    Một số Server cần được quản trị bao gồm:

    • Mail Servers: Quản trị viên Server hỗ trợ việc di chuyển, lưu trữ Mail qua cả máy chủ chung và máy chủ trên nền tảng Cloud.
    • File Servers: Việc quản trị Server tập trung vào tính bảo mật, bảo trì các hệ thống lưu trữ tập tin lớn, tập trung chính vào việc di chuyển tập tin từ máy tính này sang máy tính khác.
    • Web Servers: Quản trị Server làm việc với các máy chủ, bao gồm lưu trữ tập tin để vận hành Website và các dữ liệu trên Internet.
    • File Transfer Protocol Servers: Hỗ trợ việc truyền tập tin an toàn hơn từ Server này đến Server khác.
    • Proxy Servers: Quản trị Server tập trung vào các biện pháp bảo mật bổ sung trong quá trình liên lạc giữa các Client và Server.
    • Application Servers: Tập trung vào các máy chủ ứng dụng, để chúng có thể khởi chạy các chương trình phục vụ cho người dùng cuối.

    Yêu cầu đối với một quản trị Server

    Một quản trị Server cần đạt các yêu cầu sau:

    • Giáo dục: Am hiểu về các công cụ lập trình, cơ sở dữ liệu và cách tạo phần mềm tùy chỉnh. Họ cần có bằng cử nhân liên quan và sở hữu các kỹ năng quan trọng như tỉ mỉ, có tính tổ chức cao.
    • Kinh nghiệm: Các ứng viên quản trị Server nên có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm để xác định họ có phù hợp với công việc không.
    • Chứng chỉ: Các ứng viên nên có các kỹ năng từ các bên như Microsoft, CompTIA Server, Linux, Red Hat hoặc VMware để chứng minh kỹ năng của mình.

    Công việc quản trị Server như thế nào? 

    Quản trị Server bao gồm các công việc quản lý Server, mạng và Workstation cho doanh nghiệp, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả nhất. Họ thường xuyên phải cài đặt, cập nhật mới các phần mềm, hệ điều hành và kiểm tra tính bảo mật của Server.

    Các quản trị viên cũng có vai trò theo dõi dữ liệu truyền tải trong mạng, đảm bảo an toàn mạng qua nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như tường lửa.

    Ngoài ra, quản trị viên Server cần biết cách thay thế, sửa chữa các phần cứng, thiết bị mạng trong hệ thống Server để xử lý sự cố khi cần. Họ đôi khi phải tăng ca ngoài giờ để đảm bảo hệ thống doanh nghiệp hoạt động ổn định.

    Về cơ bản, công việc quản trị Server rất phức tạp và yêu cầu người quản trị phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng liên quan trong chuyên môn của mình. Để giảm thiểu tối đa việc xảy ra rủi ro, doanh nghiệp nên lựa chọn thuê Server từ các đơn vị uy tín tại Việt Nam như CMC Cloud, thay vì tự xây dựng và tự quản trị Server nội bộ. Khi đó, doanh nghiệp cũng có thể tập trung chính vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình mà không bị phân tán nguồn lực cho các lĩnh vực công nghệ.

    Hiện nay, môi trường làm việc quản trị Server thường được làm trong các khung giờ hành chính bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp khi cần nâng cấp hoặc bảo trì hệ thống đột xuất, công việc quản trị Server cần được thực hiện vào buổi tối hoặc cuối tuần - khi lưu lượng truy cập thấp nhất để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Website doanh nghiệp.

    Một số phần mềm quản trị Server

    Dưới đây là một số phần mềm quản trị Server:

    Hyperic HQ

    Đây chính là công ty phát triển phần mềm, hệ điều hành nên có ưu thế khá lớn trong việc hỗ trợ quản trị Server. Ưu điểm của phần mềm này là có hỗ trợ tính năng giám sát Server, có các giao diện đồ thị cảnh báo trực quan, cho phép chúng ta vận hành Server dễ dàng hơn.

    OpenNMS

    OpenNMS là một trong các phần mềm dành riêng cho hệ điều hành Linux, nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng với OSX hoặc Windows. Điểm nổi bật của phần mềm OpenNMS là chúng hoàn toàn miễn phí, có đầy đủ tài liệu cho doanh nghiệp tham khảo.

    Spiceworks

    Spiceworks là một trong các giải pháp quản trị Server uy tín đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng. Giống như Open NMS, Spiceworks cũng là một phần mềm hoàn toàn miễn phí, có cách cài đặt khá đơn giản và tương thích tốt với hệ điều hành Windows.

    SolarWinds

    Đây là phần mềm quản trị Server chuyên dụng, thường được các nhân viên IT trực tiếp vận hành Server lựa chọn. Tuy vậy. SolarWinds có giao diện sử dụng khá đơn giản và thân thiện với người dùng. Chúng ta có thể tùy biến bản đồ mạng tự động.

    Paessler

    Paessler có giao diện sử dụng khá độc đáo, ngoài ra còn có hỗ trợ HTML mini Smartphone. Các doanh nghiệp hoặc nhân viên quản trị Server có thể sử dụng iTunes trên App Store của điện thoại iOS để nhận được cảnh báo từ phần mềm này nếu có vấn đề đột xuất xảy ra. 

    Điểm nổi bật của phần mềm này là có giao diện sử dụng khá đơn giản, hỗ trợ mạng lưới rộng lớn với hơn 30 000 cảm biến khác nhau. Doanh nghiệp có thể chọn sử dụng bản dùng thử để tiết kiệm chi phí hơn, trước khi bắt đầu sử dụng chính thức.

    Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm quản trị Server là gì, các yêu cầu đối với công việc này cũng như các phần mềm quản trị máy chủ phổ biến. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm các kiến thức hữu ích về quản trị máy chủ, để áp dụng tốt hơn vào hoạt động kinh doanh của mình.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn