banner-news

Trong bài này

    Saas là gì? Khám phá mô hình phần mềm Software as a Service

    01/10/2023

    Mô hình dịch vụ SaaS là gì và tầm quan trọng của SaaS trong thế giới công nghệ hiện đại đang rất được quan tâm. Bất kể bạn là một doanh nghiệp, một nhà phát triển hay người dùng cuối, SaaS đã thay đổi cách bạn tiếp cận với phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT). Bài viết sau sẽ giúp bạn khám phá chi tiết hơn về khái niệm SaaS và những lợi ích mà Software as a Service Platform mang lại trong thời đại cách mạng kỹ thuật số ngày nay.  

    SaaS là gì 

    SaaS là viết tắt của Software as a Service (Phần mềm dưới dạng dịch vụ). Trong điện toán đám mây (cloud computing), SaaS có nghĩa là một mô hình phần mềm dựa trên đám mây nhằm cung cấp các ứng dụng cho người dùng cuối (end-user) thông qua trình duyệt Internet. 

    Nếu như bạn vẫn chưa hiểu SaaS là gì thì có thể hình dung như sau: Thay vì việc cài đặt phần mềm trực tiếp trên máy tính hay máy chủ như cách truyền thống, với SaaS, người dùng chỉ cần truy cập và sử dụng phần mềm đó thông qua mạng internet. SaaS cho phép người dùng trải nghiệm các ứng dụng và phần mềm nhanh chóng mà phải lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng, bảo trì hay quản lý dữ liệu.

    Khái niệm SaaS là gì 

    Ví dụ về SaaS 

    Bởi vì tính chất không được cài đặt trực tiếp trên máy tính của người dùng, vì vậy SaaS thường nằm ở trên máy chủ (Server) của các nhà cung cấp dịch vụ. Dưới đây là những ví dụ về SaaS Platform mà chúng ta thường gặp: 

    • Microsoft 365 (trước đây là Office 365): Cung cấp ứng dụng Microsoft Office phổ biến như Word, Excel, PowerPoint với các công cụ hợp tác như SharePoint và Teams.
    • Google Workspace (trước đây là G Suite): Cung cấp các công cụ tăng cường hiệu suất và sự cộng tác dựa trên đám mây như Gmail, Google Docs, Google Sheets, Google Slides và Google Drive.
    • Zoom: Công cụ họp trực tuyến và hợp tác cho phép tổ chức cuộc họp ảo, hội thảo web và giao tiếp từ xa.
    • Dropbox: Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ file dựa trên đám mây cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ trực tuyến.
    • Adobe Creative Cloud: Cung cấp bộ phần mềm sáng tạo của Adobe, bao gồm Photoshop, Illustrator và Premiere Pro,... dành cho thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video.

    Các ví dụ về SaaS

    Ứng dụng của SaaS trong doanh nghiệp

    Một số ứng dụng về SaaS thường gặp trong doanh nghiệp như: 

    • Quản lý mối quan hệ khách hàng - CRM
    • Quản trị nguồn nhân lực - HRM
    • Tự động hóa hoạt động tiếp thị - Marketing Automation
    • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP 
    • Quản lý học tập - LMS   
    • Quản lý dịch vụ khách hàng
    • Quản lý tài chính kế toán
    • Các phần mềm bảo mật 
    • Phần mềm cộng tác giao tiếp 

    Cách hoạt động của SaaS 

    Hãy tưởng tượng bạn cần sử dụng một phần mềm để thực hiện công việc kinh doanh. Ví dụ phần mềm để quản lý khách hàng hoặc theo dõi doanh số bán hàng. Thay vì việc phải mua và cài đặt phần mềm đó trên máy tính của bạn, mô hình SaaS cho phép bạn truy cập trực tuyến vào phần mềm này thông qua mạng internet.

    Vậy, cách thức hoạt động của SaaS như sau: Các nhà cung cấp dịch vụ SaaS sở hữu máy chủ, nơi họ đặt các ứng dụng và dữ liệu của các phần mềm. Bạn không cần phải lo lắng về việc mua sắm hay duy trì những máy chủ này.

    Khi bạn đăng ký sử dụng một dịch vụ SaaS, nhà cung cấp sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản riêng và cho phép truy cập vào phần mềm đó qua trình duyệt web. Các nhà cung cấp SaaS thường áp dụng mô hình đa người dùng, có nghĩa là một phiên bản duy nhất của giải pháp SaaS sẽ được đặt trên máy chủ của nhà cung cấp và cung cấp cho những người đăng ký riêng lẻ.

    Một phần quan trọng khác của dịch vụ SaaS là cam kết về chất lượng dịch vụ (SLA). Cam kết này bao gồm các điều kiện về thời gian hoạt động, bảo mật, hỗ trợ và cập nhật tự động dành cho khách hàng. Điều này giúp bạn chắc chắn hơn trong việc nhận được dịch vụ đáng tin cậy và bảo mật khi sử dụng phần mềm này.

    Cách thức hoạt động của SaaS

    Ưu điểm của mô hình SaaS 

    SaaS mang đến nhiều lợi thế giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý phần mềm và tập trung vào các hoạt động phát triển cốt lõi. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của mô hình SaaS:

    Tối ưu chi phí 

    SaaS cho phép người dùng chạy trên nền tảng của nhà cung cấp, do đó doanh nghiệp không cần tốn không gian phần cứng để cài đặt ứng dụng hay xây dựng cơ sở dữ liệu. Đa phần, các mô hình SaaS đều tập trung triển khai các dịch vụ dưới dạng Freemium và Premium. 

    Freemium là hình thức sử dụng miễn phí trước và nếu muốn sử dụng tính năng nâng cao sẽ trả thêm phí. Đối với Premium, hình thức bán theo gói dựa vào số lượng tài khoản, điều này phụ thuộc vào từng nhà cung cấp sẽ có những mức phí khác nhau và cơ cấu tính giá khác nhau (có thể theo tháng/năm hoặc theo account). Với dạng dịch vụ này, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí, bởi khi muốn ngừng đăng ký sử dụng SaaS thì chi phí cũng được dừng ngay vào thời điểm đó.  

    Mở rộng quy mô linh hoạt 

    Ưu điểm tiếp theo của mô hình SaaS là khả năng mở rộng. Doanh nghiệp có thể thêm nhiều tài khoản hoặc tích hợp những phần mềm khác mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu sẵn có. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng hoặc có ý định mở rộng quy mô trong tương lai. 

    Truy cập dễ dàng

    Chỉ cần kết nối với Internet và bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu bạn cần thông qua máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet) hoặc thiết bị di động (mobile) hoặc các thiết bị nối mạng khác.

    Ưu nhược điểm của SaaS

    Tự động cập nhật 

    Với SaaS, doanh nghiệp không cần đầu tư vào nguồn nhân lực IT chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành phần mềm. Bởi điều này thuộc về trách nhiệm của nhà cung cấp, họ có trách nhiệm đảm bảo máy chủ luôn ở tình trạng tốt nhất, fix bugs, duy trì tính bảo mật tuyệt đối. Do đó, việc lựa chọn nhà cung cấp tin cậy là điều cần thiết khi sử dụng dịch vụ PaaS. 

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ việc các nhà cung cấp SaaS sẽ tự động cập nhật các tính năng mới hay tối ưu lại các tính năng cũ. Điều này là hoàn toàn miễn phí và doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí trong việc nâng cấp phiên bản mới. 

    Khả năng tích hợp cao 

    Các phần mềm On-premise thường thiết kế để giải quyết các bài toán theo các độc lập và không liên quan đến các ứng dụng khác. Tuy nhiên, trong thực tế, nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm là rất cao để hệ thống hóa quy trình, tiết kiệm nguồn lực. Và mô hình SaaS ra đời đều được tối ưu hệ thống API để giải quyết các trở ngại đó. API là một lập trình ứng dụng mở cho phép đồng bộ, trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng giữa những nhà cung cấp khác nhau. 

    Nhược điểm của mô hình SaaS

    Không phải tất cả các ứng dụng công nghệ đều hoàn hảo và mô hình SaaS là không ngoại lệ. Mặc dù SaaS sở hữu nhiều ưu điểm, song vẫn còn tồn tại những hạn chế, cụ thể: 

    Tính bảo mật chưa cao 

    Máy chủ của phần mềm được đặt tại nhà cung cấp dịch vụ, còn lại dữ liệu nằm trong môi trường đám mây, cộng thêm tính linh hoạt và dễ triển khai khiến thông tin dễ bị rò rỉ và mất cắp. Tuy nhiên, khi công nghệ điện toán đám mây ngày càng hoàn thiện, điểm hạn chế này ngày càng được khắc phục. Những nhà cung cấp dịch vụ SaaS tin cậy luôn đặt tính bảo mật lên ưu tiên hàng đầu, biện pháp mã hóa dữ liệu, tường lửa và cam kết tiêu chuẩn an toàn bảo mật giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình sử dụng. 

    Sử dụng khi trực tuyến 

    Điểm hạn chế tiếp theo là yêu cầu kết nối internet trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp bị mất kết nối mạng, việc sử dụng sẽ bị gián đoạn. Điều này sẽ gây ra sự bất tiện nếu bạn ở trong khu vực không có kết nối internet. Điều này cũng đang được các nhà dịch vụ PaaS khắc phục bằng việc phát triển thêm tính năng hỗ trợ ngoại tuyến cho phần mềm. 

    Nhà cung cấp mô hình SaaS tại Việt Nam

    Các dịch vụ từ mô hình SaaS rất đa dạng và được nhiều nhà cung cấp trên thị trường B2B và B2C phân phối như Microsoft 365, Google Workspace, Netflix,... 

    Google Workspace là một bộ các công cụ được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây của Google, được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động làm việc, cộng tác và quản lý thông tin hoàn toàn mới, ở bất cứ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào. Các sản phẩm, ứng dụng của google workspace bao gồm: Gmail, google drive, Google Docs, Sheets và Slides,...  

    Microsoft 365 là bộ ứng dụng và dịch vụ tích hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây của Microsoft, được thiết kế giúp người dùng đạt được thành quả đột phá hơn so với ứng dụng Office 365 trước đây, các dịch vụ gồm Microsoft Word, Excel và PowerPoint, Microsoft Outlook, Microsoft Power BI, Microsoft SharePoint,... dành cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, trường học, tổ chức phi lợi nhuận.          

    Tại Việt Nam, CMC Telecom đang là nhà mạng Việt Nam nhận được chứng nhận level Premier Partner - Đối tác cao cấp của Google Cloud trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, CMC Telecom cũng là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Cấp I của Microsoft. 

    CMC Cloud đã có kinh nghiệm triển khai dịch vụ Google Workspace cho hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam với quy mô lớn nhất lên đến hàng nghìn licence; đáp ứng những yêu cầu khác nhau từ chuyển mail server sang Google Workspace, gộp và tách hệ thống hay tích hợp sử dụng song song với hệ thống khác.

    CMC Cloud xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho hàng nghìn doanh nghiệp

    Bên cạnh Google Workspace và các dịch vụ trong hệ sinh thái Google Cloud, CMC Telecom còn cung cấp các dịch vụ Microsoft 365, không gian lưu trữ OneDrive, dịch vụ họp và cộng tác trực tuyến,... mang đến giải pháp và dịch vụ toàn diện, bảo mật, tối ưu hóa chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. 

    CMC Cloud đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược chuyển đổi số hiệu quả phù hợp theo từng nhu cầu thực tế. Lộ trình “lên mây” của doanh nghiệp được chuẩn hóa ngay từ khâu khảo sát đánh giá, lên kế hoạch triển khai đến vận hành bởi các chuyên gia hàng đầu tại CMC Cloud.  

    Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về khái niệm SaaS là gì cùng với những ưu điểm mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp. Hiện nay, chính phủ đang ra sức đẩy mạnh và tuyên truyền nhằm hướng tới nền kinh tế 4.0, do đó việc phát triển mô hình công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam càng được chú trọng và đẩy nhanh. Hiểu rõ về công nghệ điện toán đám mây nói chung và mô hình SaaS nói riêng trong thời đại số sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vận hành thông minh, tiết kiệm chi phí và tối đa hóa cơ hội kinh doanh.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn