Trong bài này
01/08/2023
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự gia tăng đáng kể về lưu trữ dữ liệu, việc thất thoát thông tin quan trọng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sao lưu dữ liệu là gì và tại sao nó đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của các tổ chức, công ty.
Sao lưu dữ liệu là gì? Sao lưu dữ liệu là thực hiện sao chép và lưu trữ các dữ liệu hệ thống, cấu hình hoặc ứng dụng riêng biệt với bản gốc. Đây là chức năng quan trọng giúp bảo vệ dữ liệu khỏi nguy cơ mất mát do tai nạn, sự cố hoặc hỏng hóc. Bên cạnh đó, sao lưu dữ liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục dữ liệu về trạng thái mong muốn trước đó.
Dưới đây là cách thức hoạt động của sao lưu dữ liệu:
Quá trình sao lưu dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định tính quan trọng và ưu tiên của dữ liệu hệ thống. Sau khi đã quyết định cần lưu trữ dữ liệu nào, bạn sẽ tiến hành thiết lập lịch sao lưu, đảm bảo các bản sao dữ liệu luôn an toàn và được cập nhập thường xuyên.
Sau khi xác định và chọn lịch sao lưu, bạn sẽ lựa chọn phương pháp sao lưu phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Mỗi phương pháp sao lưu đều có ưu và nhược điểm riêng.
Để đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu sao lưu, các tổ chức thường thực hiện kiểm tra sao lưu bằng cách mô phỏng quá trình khôi phục từ lỗi. Họ theo dõi các chỉ số như thời gian khôi phục trung bình để đảm bảo rằng sao lưu hoạt động đúng cách.
Đồng thời, để không chiếm quá nhiều không gian lưu trữ, tổ chức có thể lên lịch phá hủy sao lưu cũ bằng phần mềm sao lưu của họ.
Sao lưu dữ liệu có mấy loại là thắc mắc chung của nhiều người khi bắt đầu sử dụng và lựa chọn dịch vụ này. Dưới đây là các cách sao lưu dữ liệu phổ biến nhất hiện nay:
Removable storage, hay kho lưu trữ di động, là một trong những cách sao lưu dữ liệu truyền thống khá phổ biến. Cách sao lưu này chỉ bất kỳ thiết bị nào có thể lưu trữ và di chuyển từ máy tính này sang máy tính khác trong khi hệ thống đang chạy. Các phương tiện removable storage quen thuộc có thể kể tới USB, đĩa CD, DVD, thẻ nhớ SD,...
Kho lưu trữ di động cũng có thể giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu sao lưu và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của loại hình sao lưu này. Các cuộc tấn công bằng ransomware có thể được truyền từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện di động như ổ USB, thẻ nhớ, băng đĩa,...
Khi các máy chủ dựa trên PC trở nên phổ biến hơn, bộ lưu trữ được chuyển sang các ổ đĩa tích hợp bên trong PC hoặc sang các ổ đĩa ngoài được kết nối trực tiếp. Với nhu cầu lưu trữ khối lượng dữ liệu ngày càng tăng, yêu cầu về khả năng truy cập dữ liệu tức thì, lưu trữ mạng, hay networed storage, ra đời như một giải pháp thay thế tốt hơn.
Network storage chỉ bất kỳ loại bộ nhớ nào được kết nối với mạng cho phép người dùng lưu và truy cập dữ liệu. Một số loại lưu trữ mạng phổ biến có thể kể tới SAN, NAS, STaaS,...
Data center là một phòng, tòa nhà hoặc cơ sở vật lý chứa cơ sở hạ tầng CNTT để xây dựng, chạy và phân phối các ứng dụng và dịch vụ. Ngoài ra, data center cũng lưu trữ và quản lý dữ liệu liên quan đến các ứng dụng và dịch vụ đó.
Thiết kế của trung tâm dữ liệu dựa trên mạng lưới tài nguyên tính toán và lưu trữ cho phép phân phối các ứng dụng và dữ liệu dùng chung. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ sử dụng trung tâm dữ liệu riêng tư để sao lưu tại chỗ và sử dụng trung tâm dữ liệu đám mây để sao lưu trên nền tảng đám mây.
Dịch vụ sao lưu đám mây cung cấp bộ nhớ dùng chung được xác định bằng phần mềm, được quản lý một tài nguyên ảo. Kiểu kiến trúc ảo này cho phép các nhà cung cấp tạo ra kho lưu trữ lớn và phân chia chúng đến nhiều khách hàng.
Cloud-based storage không cần có máy chủ vật lý, máy chủ ảo hay các phương tiện bên ngoài để lưu trữ dữ liệu. Khả năng lưu trữ thông qua phần mềm cho phép các nhà cung cấp lưu trữ dữ liệu ở cấp độ byte. Bên cạnh đó, mỗi tài khoản sẽ được tách biệt với nhau, giúp dữ liệu của khách hàng đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cao hơn. Người dùng có thể sử dụng dịch vụ sao lưu dữ liệu ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào thông qua kết nối internet.
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây lớn hiện nay có thể kể tới Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure (Thế giới), CMC Cloud (Việt Nam). Các đơn vị này cung cấp mô hình cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) cho phép bạn tạo máy chủ trên đám mây làm mục tiêu dự phòng.
Cloud Backup của CMC Cloud là dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây tốt nhất cho cá nhân và doanh nghiệp Việt hiện nay. Cloud Backup mang đến giải pháp sao lưu dữ liệu toàn diện với hai option chính:
CMC Cloud Back up sở hữu nhiều tính năng ưu việt:
Nhờ tính linh hoạt, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm về chi phí và thời gian quản lý, CMC Cloud Backup được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tin tưởng lựa chọn, trở thành giải pháp đồng hành trong chiến lược phát triển của nhiều tổ chức, công ty. Đăng ký dùng thử miễn phí ngay tại đây.
Bài viết đã giải đáp sao lưu dữ liệu là gì cũng như tính cần thiết của sao lưu dữ liệu đối với doanh nghiệp. Việc duy trì sao lưu đều đặn và có chiến lược, kết hợp với các biện pháp bảo mật thông tin khác, sẽ đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo vệ và khôi phục khi cần thiết.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách