Trong bài này
01/10/2023
Để tạo máy chủ ảo trên Win 10, Hyper V là công cụ phổ biến và đơn giản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Hyper V hỗ trợ cài đặt các loại máy chủ ảo VMware dễ dàng, chỉ với một vài bước đơn giản. Chỉ với một chiếc máy tính vật lý PC, bạn đã có thể khởi tạo ra nhiều máy chủ ảo khác nhau để sử dụng, phục vụ cho việc chạy nhiều hệ điều hành mà không cần mất chi phí mua máy mới. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt máy chủ ảo VMware chi tiết và nhanh chóng chỉ với 06 bước.
Để tạo máy chủ ảo Win 10, chúng ta cần thực hiện 6 bước sau:
Hyper V là một ứng dụng đã được tích hợp sẵn trong các máy tính hệ điều hành Windows 10. Để kích hoạt ứng dụng này, tại thanh tìm kiếm ở góc dưới bên phải màn hình, doanh nghiệp nhập “Windows features on or off” và nhấn tìm kiếm. Chúng ta cũng có thể mở cửa sổ lệnh và nhập “optionalfeatures.exe”, nhấn Enter.
Nhập “optionalfeatures.exe” trong cửa sổ lệnh Run
Sau đó, chọn vào Hyper V và nhấn OK. Hệ thống sẽ nhận lệnh và yêu cầu bạn khởi động lại máy tính. Doanh nghiệp nên lưu lại dữ liệu đang làm rồi khởi động lại máy (chọn vào Restart Now).
Click chọn Hyper V
Sau khi máy tự khởi động, doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm Hyper như ở bước 1. Ngoài ra, chúng ta có thể truy cập vào Control Panel, mục Administrative Tools để tìm kiếm Hyper V.
Sau đó, chúng ta thực hiện tạo Virtual Network Switch, đây là quá trình bắt buộc để máy chủ ảo sau khi tạo có thể kết nối với Internet. Các bước thực hiện như sau:
Ở bước trước đó, máy chủ ảo đã được tạo thành công. Bây giờ, doanh nghiệp tiến hành mở máy chủ ảo. Đầu tiên, hãy click chuột phải vào tên máy tính (ngay dưới hàng chữ Hyper V Manager) và chọn New >> Virtual Machine:
Chọn New >> Virtual Machine
Một giao diện mới xuất hiện có tên là New Virtual Machine Wizard, doanh nghiệp chọn Next và tiến hành đặt tên cho máy chủ ảo vừa tạo. Trong trường hợp cần đổi vị trí lưu máy chủ, doanh nghiệp chọn “Store the virtual machine in a different location” và đặt lại vị trí mình cần ở mục Location như hình:
Đặt tên và lưu vị trí máy chủ ảo
Có 2 nền tảng khác nhau cho bạn chọn:
Nếu doanh nghiệp chỉ muốn cài phiên bản hệ điều hành 64bit, doanh nghiệp có thể chọn Generation 2:
Chọn nền tảng khi tạo máy chủ ảo
Đây là quá trình chia dung lượng bộ nhớ RAM của máy tính PC doanh nghiệp đang có cho máy chủ ảo. Để thực hiện, doanh nghiệp chọn vào mục “Use dynamic memory for this virtual machine” và nhấn Next.
Sau đó, doanh nghiệp click vào Virtual Network Switch ở Menu DropBox mà bạn đã tạo ở bước trên và cứ chọn Next là được.
Ở bước này, doanh nghiệp click vào “Install an operating system from a bootable image file” và sử dụng Browse để chọn hệ điều hành >> Click Finish để hoàn tất.
Sau khi thực hiện bước trên, giao diện sẽ nhảy về màn hình chính. Doanh nghiệp click chuột vào máy ảo đã đặt tên trước đó rồi kết nối (nhấn vào Connect). Màn hình máy chủ ảo sẽ hiển thị để doanh nghiệp trải nghiệm.
Khi không có nhu cầu sử dụng nữa, chúng ta có thể nhấn vào nút nguồn phía trên màn hình để tắt hoặc mở máy ảo:
Cách tắt / mở máy chủ ảo
Để tránh xảy ra tình trạng thất thoát dữ liệu của máy chủ ảo, doanh nghiệp nên thường xuyên sao lưu dữ liệu. Giải pháp sao lưu mạng AOMEI có hỗ trợ sao lưu VMWare và Hyper V an toàn một cách hoàn toàn miễn phí, đảm bảo bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp.
Để sử dụng AOMEI. doanh nghiệp tải phần mềm về máy qua link sau: https://www.ubackup.com/enterprise/download.html
Phần mềm này hỗ trợ trên cả Windows và Linux. Để tiến hành sao lưu, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
1. Click vào Backup Task >> Creator New Task. Bước này cho phép doanh nghiệp sao lưu dữ liệu từ nhiều máy ảo Hyper V khác nhau.
2. Tại trình tạo mới tác vụ sao lưu, doanh nghiệp nhập tên tác vụ (Task Name). Mục Device Type, doanh nghiệp có thể chọn VMware ESXi Backup:
Chọn Device Type và điền Task Name
Ở mục Device Name, doanh nghiệp chọn vào máy chủ ảo cần sao lưu. Chúng ta có thể chọn nhiều máy chủ ảo để sao lưu đồng thời, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Ở mục Target, doanh nghiệp có thể lưu trữ các bản sao lưu VMware ở những nơi khác nhau như qua thiết bị NAS, qua chia sẻ mạng hoặc cục bộ. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp tối đa.
Ở phần Schedule, doanh nghiệp có thể chọn lên lịch ngày giờ sao lưu, tần suất như thế nào và phương thức sao lưu là sao lưu toàn bộ, tăng dần hay khác biệt tùy thích.
Sau khi chọn xong tất cả các mục trên, doanh nghiệp nhấn vào OK >> Start Backup. Để khôi phục máy chủ ảo Hyper V, doanh nghiệp có thể click vào nút Restore trên màn hình chính một cách đơn giản:
Khôi phục máy chủ ảo Hyper V
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của CMC Cloud về cách tạo máy chủ ảo trên Win 10 chi tiết nhất, thông qua công cụ Hyper V. Chúc doanh nghiệp thành công! Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì khác, vui lòng liên hệ CMC Cloud qua thông tin bên dưới để chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách