banner-news

Trong bài này

    TCP/IP là gì? Giao thức TCP/IP được áp dụng cho mạng nào

    08/09/2023

    TCP/IP là một trong các giao thức phổ biến và có vai trò quan trọng trong hệ thống mạng Internet hiện nay. Cũng giống như con người cần giao lưu với nhau, thì các máy tính cũng cần phải “giao tiếp” và “trao đổi thông tin” với nhau qua Internet. Vậy, cụ thể thì TCP/IP là gì? Chúng có cấu tạo và cách hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!

    TCP/IP là gì?

    TCP/IP là viết tắt của Transmission Control Protocol/Internet Protocol. Đây là một giao thức liên mạng, dùng để gửi và nhận các thông tin dữ liệu trên mạng Internet. 

    Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (The Defense Advanced Research Projects Agency), chi nhánh nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ đã tạo ra TCP/IP vào năm 1970, nhằm phục vụ cho mạng diện rộng ARPANET. Đây là một loại mạng được dùng trước khi Internet ra đời. 

    Ban đầu, TCP/IP được thiết kế dành riêng cho Unix. Đến nay, chúng đã tích hợp được trong tất cả các hệ điều hành sau đó. Mô hình TCP/IP và các giao thức liên quan đến nó hiện tại đang được duy trì bởi lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet.

    Giao thức TCP/IP được áp dụng cho các mạng Internet hoặc trong các mạng nội bộ. Có thể nói, đây như là một lớp trừu tượng nằm giữa các hệ thống hạ tầng router và các ứng dụng Internet, giúp xác định cách thức mà tập tin được truyền qua Internet.

    TCP/IP là gì? Giao thức TCP/IP được áp dụng cho mạng nào

    Nguyên lý hoạt động của TCP/IP

    TCP/IP có nguyên lý hoạt động khoa học và phân chia chức năng rõ ràng cho từng lớp, cụ thể:

    • IP: Giao thức liên mạng, có vai trò gửi các Package tập tin đến các đích đến đã chọn. Chúng ta chỉ cần thêm thông tin đường dẫn để gửi tập tin đến địa điểm mình muốn.
    • TCP: Có vai trò kiểm tra và đảm bảo tính an toàn của các gói tập tin khi đang được truyền tải thông qua mạng Internet để gửi đến các máy chủ khác. Nếu nhận thấy tập tin bị lỗi, chúng sẽ gửi yêu cầu về lại để hệ thống gửi một gói tin mới cho các máy chủ.

    04 Lớp của mô hình TCP/IP

    Mô hình TCP/IP gồm 4 lớp xếp chồng lên nhau, theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm các tầng sau:

    • Tầng ứng dụng: Chịu trách nhiệm cho việc gửi và nhận dữ liệu giữa 2 máy khác nhau, thông qua các dịch vụ mạng như Email, Website, khung chat,... Các dữ liệu khi truyền tải thường được định dạng dưới kiểu Byte - Byte.
    • Tầng chuyển giao: Giúp xử lý các vấn đề liên quan đến giao tiếp của các Server trong một mạng duy nhất hoặc trong nhiều mạng được kết nối qua bộ định tuyến. Tầng này bao gồm 2 giao thức là UDP và TCP, trong đó TCP đảm bảo chất lượng gói truyền tải nhưng có tốc độ khá chậm, còn UDP có tốc độ nhanh hơn nhưng không đảm bảo về chất lượng của gói truyền tải.
    • Tầng mạng: Đây là lớp giao thức có vai trò truyền tải các dữ liệu có tính logic qua mạng Internet. Các dữ liệu được đóng gói với kích thước phù hợp để truyền dữ liệu.
    • Tầng vật lý: Có vai trò truyền tập tin dữ liệu giữa các thiết bị nằm trong cùng một mạng. Lúc đó, các tập tin được đóng gói thành các khung (Frame) và định tuyến gửi tới đích đã chọn.

    Các giao thức TCP/IP phổ biến

    TCP/IP là một giao thức cực kỳ phổ biến và được dùng rất nhiều trong các giao thức mạng. Dưới đây là một số giao thức phổ biến nhất:

    • HTTP: Giúp truyền các dữ liệu không an toàn giữa Web Server và các Web Client (các trình duyệt kết nối Internet giữa người dùng). Khi đó, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu xem thông tin đến Web Server, Web Server sẽ chấp nhận yêu cầu và phản hồi kết quả về cho trình duyệt.
    • HTTPS: Giúp truyền dữ liệu an toàn giữa các Web Server và các Web Client. Các dữ liệu như thẻ tín dụng hoặc dữ liệu cá nhân nhạy cảm đều nên dùng giao thức này để truyền tải trên mạng Internet.
    • FTP: Giúp truyền các tập tin giữa các máy tính với nhau mà không cần thông qua mạng Internet. Nhờ đó, các máy tính có thể gửi dữ liệu trực tiếp cho nhau.

    Các giao thức TCP/IP phổ biến

    So sánh giao thức TCP/IP và OSI

    OSI là viết tắt của Open Systems Interconnection Reference Model. Đây cũng là một giao thức mạng, nhưng chúng gồm có 7 tầng cấu trúc khác nhau. Nhìn chung, TCP/IP có nhiều điểm khác biệt so với OSI, cụ thể:

    • TCP/IP có độ tin cậy cao hơn, còn OSI gần như chỉ là một lựa chọn để doanh nghiệp tham khảo thêm., Đa phần các hệ thống truyền tải thông tin trên Internet hiện nay đều dùng TCP/IP.
    • OSI có tính bảo mật chặt chẽ, còn TCP/IP thì có một số bảo mật được nới lỏng một cách linh hoạt, để đáp ứng một số nhu cầu chung của doanh nghiệp và người dùng.
    • TCP/IP sử dụng cách tiếp cận theo chiều ngang, còn giao thức OSI sử dụng cách tiếp cận theo chiều dọc.
    • TCP/IP có cấu trúc phân tầng rõ ràng, mỗi tầng có một chức năng riêng và các tầng phối hợp với nhau một cách khoa học, phục vụ tốt nhu cầu cho người dùng. Ngược lại, OSI có cấu trúc phân tầng khá phức tạp nhưng lại không có tính hiệu quả cao, nhiều tầng có cùng một nhiệm vụ giống nhau, gây ra sự xáo trộn và rắc rối không cần thiết.
    • Về mặt truyền thông và trao đổi dữ liệu, TCP/IP không có khả năng mang lại kết nối tốt như OSI.
    • Về tính phụ thuộc thì OSI là một giao thức hoạt động độc lập. Ngược lại, TCP/IP là một giao thức phụ thuộc, chúng hoạt động dựa trên nhiều giao thức khác.

     Dưới đây là một bảng so sánh giữa TCP/IP và OSI:

    TCP/IP

    OSI

    Bao gồm 4 lớp: Application, Transport, Internet, Network AccessBao gồm 7 lớp: Application, Presentation, Session, Transport, Network, Data Link, Physical
    Phát triển từ những năm 1970Phát triển từ những năm 1980
    Được sử dụng rộng rãi trên mạng internetThường được sử dụng trong các mạng cục bộ
    Không có lớp Presentation và SessionCó lớp Presentation và Session để xử lý các vấn đề liên quan đến định dạng và mã hóa dữ liệu
    Các giao thức được tích hợp chặt chẽ với nhauCác giao thức hoạt động độc lập với nhau

    Mặc dù có những khác biệt, nhưng cả hai mô hình đều có vai trò quan trọng trong việc thiết kế và quản lý các mạng máy tính và internet.

    TCP/IP là một bộ giao thức mạng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trên mạng internet hiện nay. Nó bao gồm hai phần chính là giao thức TCP và giao thức IP, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc truyền tải dữ liệu an toàn và tin cậy giữa các thiết bị trong mạng. Ngoài ra, TCP/IP cũng có nhiều giao thức phổ biến như HTTP, FTP và SMTP. So với mô hình OSI, TCP/IP có những khác biệt quan trọng nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và quản lý các mạng máy tính và internet. Hy vọng bài viết TCP/IP là gì này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về TCP/IP và vai trò của nó trong việc kết nối và truyền tải dữ liệu trên mạng.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn