banner-news

Trong bài này

    Vai trò của máy chủ là gì? 05 chức năng của máy chủ

    21/11/2023

    Máy chủ (Server) cũng tương tự như máy tính vật lý bình thường, có khả năng kết nối Internet, nhưng chúng có khả năng xử lý rất mạnh mẽ để phục vụ các nhu cầu đặc biệt của người dùng. Trên máy chủ, chúng ta sẽ cài đặt nhiều phần mềm và cung cấp nhiều tài nguyên dịch vụ khác nhau. Các doanh nghiệp thời 4.0 hiện nay đều cần sử dụng Server để vận hành và cung cấp dịch vụ của mình trên nền tảng Internet. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chức năng và vai trò của máy chủ là gì, cũng như trả lời một số câu hỏi liên quan.

    Vai trò của máy chủ là gì?

    Vai trò của máy chủ là gì

    Máy chủ có vai trò chia sẻ dữ liệu, tài nguyên, đồng thời phân phối các công việc cho những thiết bị khác trong mạng. Một số chức năng chính của máy chủ là lưu trữ, xử lý dữ liệu, truyền tập tin,... Cụ thể như sau:

    Gửi yêu cầu đến các máy khách Client

    Máy chủ gửi tất cả các yêu cầu đến máy khách (Client) để xử lý, bao gồm các ứng dụng dữ liệu hoặc yêu cầu khác cần Client xử lý. Vì lý do này, đa số các Server đều sử dụng hệ điều hành có tốc độ nhanh chóng và được bảo mật cao.

    Lưu trữ dữ liệu

    Một chức năng chính khác của Server là lưu trữ các thông tin dữ liệu được gửi về từ Client. Các dữ liệu này có thể ở nhiều định dạng khác nhau. Vì thế, các Server cần phải có khả năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu để phục vụ cho việc truy xuất dữ liệu của chính nó hoặc của các Client khác trong mạng.

    Cung cấp cơ sở dữ liệu để vận hành

    Server cung cấp cơ sở dữ liệu (Database) để lưu trữ và xử lý, đa phần các tổ chức lớn đều ứng dụng tính năng này phục vụ cho Big Data. Tất cả các dữ liệu được lưu trữ tại máy chủ đều có thể được truy xuất và xử lý bởi người dùng. Qua đó, các doanh nghiệp cung cấp thông tin về sản phẩm kinh doanh của họ đến với khách hàng.

    Kiểm soát lưu lượng truy cập vào dữ liệu

    Máy chủ hỗ trợ quản lý việc liên lạc, truyền tải dữ liệu đến các máy khách.

    Bảo vệ khỏi hacker

    Chức năng cuối cùng của Server là giúp bảo mật hệ thống máy tính, Website doanh nghiệp khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Bất cứ khi nào có yêu cầu dữ liệu từ Client, máy chủ sẽ xác định địa chỉ IP và nhiều thông tin khác. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào, ví dụ như có sự tấn công của các phần mềm độc hại, máy chủ sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ tương ứng.

    Một số câu hỏi liên quan đến máy chủ

    Dưới đây là một số giải đáp các câu hỏi thường gặp về máy chủ:

    Có bao nhiêu loại máy chủ 

    • File Server (máy chủ tệp): Windows Server với dịch vụ tập tin, Server Samba dựa trên Linux.
    • Web Server (máy chủ Web): Apache HTTP Server, Microsoft Internet Information Services (IIS) hoặc Nginx. 
    • Database Server (máy chủ cơ sở dữ liệu): MySQL Server, Oracle Database Server hoặc Microsoft SQL Server.
    • Application Server (máy chủ ứng dụng): Microsoft SharePoint Server, Apache Tomcat.
    • Mail Server (máy chủ Mail): Microsoft Exchange Server, Sendmail, Postfix.
    • Proxy Server (máy chủ Proxy): Microsoft Forefront Threat Management Gateway, Squid Proxy Server.
    • Virtualization Server (máy chủ ảo hóa): KVM, Microsoft Hyper-V, VMware vSphere/ESXi.
    • DNS Server (máy chủ DNS): BIND, Microsoft DNS Server.
    • Monitoring Server: Prometheus, Nagios, Zabbix.
    • VoIP Server: FreeSWITCH, Asterisk.
    • DHCP Server (máy chủ DHCP): Microsoft DHCP Server, ISC DHCP.
    • Print Server (máy chủ in): CUPS, Windows Print Server.
    • FTP Server: Very Secure FTP Daemon, FileZilla Server.
    • Authentication (xác thực danh tính): FreeIPA, Microsoft Active Directory.
    • Streaming Media Server: Emby, Plex Media Server.
    • Backup Server: Bacula, Veeam Backup & Replication.
    • Streaming Server: Adobe Media Server, Wowza Streaming Engine.
    • Collaboration Server: Slack, Microsoft Teams.
    • Directory Server: Microsoft Active Directory, OpenLDAP.
    • Firewall Server: Cisco ASA, pfSense.
    • VPN Server: Cisco AnyConnect, OpenVPN.
    • Game Server: Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO) Server, Minecraft Server.
    • IoT Server: AWS IoT Core, IBM Watson IoT Platform.
    • Collaborative Editing Server: Microsoft SharePoint, Google tài liệu.
    • Git Server: Bitbucket Server, GitHub Enterprise, GitLab.

    Vai trò của máy chủ là gì? Có mấy loại?

    Thành phần của máy chủ là gì

    Máy chủ bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm, phục vụ cho các tính năng cần thiết trong môi trường kết nối mạng:

    • Phần cứng: CPU, ổ đĩa cứng lưu trữ dữ liệu (HDD hoặc SSD), bộ nhớ RAM, card mạng NIC, bộ cấp nguồn điện, bo mạch chủ, khung máy và bộ phận làm mát.
    • Phần mềm: Hệ điều hành, giao diện điều khiển thiết bị, các ứng dụng chuyên dụng cho máy chủ, các chương trình cơ sở như BIOS hoặc UEFI, các tiện ích và phần mềm trung gian nhằm quản lý máy chủ.

    Các thành phần mạng như router (bộ định tuyến), switches (bộ chuyển mạch), bộ cân bằng tải hoặc tường lửa giúp máy chủ quản lý được lưu lượng truy cập. Các phần mềm quản lý từ xa cho phép quan sát, điển khiển cũng như thay đổi cài đặt, hiệu suất Server.

    Các thành phần bảo mật máy chủ bao gồm phần mềm chống virus và các hệ thống nhằm tự động phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép, bảo vệ Server khỏi sự tấn công bên ngoài. Bên cạnh đó, các thành phần này cũng bao gồm tính năng sao lưu, dự phòng dữ liệu và có kế hoạch khắc phục sau thảm họa.

    Tại sao máy chủ luôn mở?

    Các máy chủ thường cung cấp dịch vụ cần dùng liên tục cho doanh nghiệp, ví dụ như vận hành Website. Khi máy chủ bị lỗi và bị tắt đột ngột, chúng gây ảnh hưởng xấu đến người dùng trên môi trường Internet và cả doanh nghiệp sử dụng máy chủ. 

    Ví dụ như khi máy chủ Web bị lỗi và ngừng hoạt động, Website được vận hành bằng Server đó cũng sẽ bị sập theo, người dùng không thể truy cập vào Website. Điều này khiến doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội tiếp cận người dùng và tạo ra doanh thu. Do đó, các Server được cấu hình có khả năng chịu lỗi cao, đảm bảo phải luôn được bật.

    Máy chủ thông thường được lưu trữ ở đâu?

    Hiện nay, các máy chủ thường được đặt tại các tủ rack trong các hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại của nhà cung cấp bên thứ ba uy tín như CMC Cloud. Điều này giúp đảm bảo máy chủ được cách li hoàn toàn, đảm bảo tính bảo mật.

    Năm 2022, trung tâm dữ liệu tại CMC được bình chọn là hệ thống cơ sở hạ tầng an toàn và hiện đại nhất Việt Nam, do IBM bình chọn. Ngoài ra, các Data Center tại CMC cũng đạt tiêu chuẩn Quốc tế Tier 3, giúp đảm bảo máy chủ luôn được hoạt động ổn định với hiệu suất cao cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thuê máy chủ tại CMC Data Center, vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin cuối bài viết.

    Trung tâm dữ liệu Data Center của CMC Cloud

    Tại sao nên thuê máy chủ thay vì mua?

    Khi thuê máy chủ, doanh nghiệp không cần phải bỏ ra một lượng lớn chi phí để đầu tư phần cứng, đội ngũ nhân lực,... Ngoài ra, việc thuê máy chủ tại các đơn vị uy tín sẽ có sẵn đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề, sự cố nhanh chóng nếu có.

    Ngoài ra, khi thuê máy chủ, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm tài nguyên, quy mô của máy chủ linh hoạt. Chúng ta không cần phải bỏ thêm ngân sách đầu tư thêm các máy chủ hoặc phần cứng đắt đỏ để tăng lượng tài nguyên phuc vụ. Với các mô hình thanh toán theo tháng hoặc pay as you go (như tại CMC Cloud), doanh nghiệp có thể kiểm soát được ngân sách của mình tối ưu nhất.

    Trên đây là các thông tin chi tiết về vai trò của máy chủ là gì. Nếu doanh nghiệp đang cần thuê máy chủ để phục vụ nhu cầu của mình trong thời đại số, vui lòng liên hệ CMC Cloud qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn