banner-news

Trong bài này

    Web Shell là gì? Sự thật về độ nguy hiểm của Web Shell

    12/10/2023

    Web Shell là một trong những khái niệm quan trọng doanh nghiệp cần biết, nhằm tránh khỏi tình trạng bị hacker tấn công, lấy cắp thông tin. Vậy, Web Shell là gì? Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi hacker sử dụng Web Shell tấn công vào hệ thống máy chủ Web là gì? Thông thường, Web Shell không thể tự tấn công vào máy chủ, mà chúng thường là bước thứ hai diễn ra ngay sau đó, nhằm đánh cắp thông tin và thực thi nhiều hành động trái phép trên máy chủ. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Web Shell là gì, các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải và một số cách phòng ngừa Web Shell cho doanh nghiệp.

    Web Shell là gì? Cách hoạt động của Web Shell?

    Web Shell là gì

    Web Shell là một chương trình độc hại thường thấy trong các cuộc tấn công mạng, nhằm truy cập trái phép vào Web Server doanh nghiệp. Đây là một giao diện giống như Shell, các hacker sẽ dùng giao diện này để truy cập vào các ứng dụng thông qua việc lừa đảo. Bản thân Web Shell không có khả năng tấn công vào toàn bộ hệ thống máy chủ, nên chúng thường được kết hợp với các kỹ thuật tấn công khác. 

    Web Shell có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, ví dụ như PHP, Ruby, Python, ASP,... Tuy nhiên, thông thường thì chúng được viết bằng chính ngôn ngữ mà Website bị tấn công đang sử dụng. 

    Hiện nay, Web Shell đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn vì chúng rất khó để phát hiện. Các Website gặp phải tình trạng nhiễm độc trong môi trường Internet hoặc gặp lỗi bảo mật trong hệ thống nội bộ sẽ dễ bị Web Shell nhắm tới, vì đây là các con đường thuận lợi để Web Shell tấn công vào hệ thống máy chủ Web.

    Web Shell được Hacker sử dụng thế nào

    Web Shell có thể bị hacker sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, đe dọa đến hoạt động doanh nghiệp:

    • Lọc và lấy cắp các thông tin nhạy cảm.
    • Tải các phần mềm độc hại vào hệ thống doanh nghiệp, tạo ra các lỗ hổng bảo mật.
    • Làm thay đổi Website theo chiều hướng tiêu cực bằng cách sửa đổi hoặc thêm các tập tin.

    Web Shell có thể được hacker sử dụng như một điểm chuyển tiếp, giúp gửi các lệnh đến Server mà không cần truy cập vào Internet. Chúng cũng có thể tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý, chẳng hạn như xâm nhập vào Server và đưa Server vào botnet. Hacker có thể dựa vào đây để tấn công các hệ thống khác trong mạng.

    Các yếu tố độc hại sẽ sử dụng nhiều lỗ hổng khác nhau để phát tán Web Shell, ví dụ như SQL injection hoặc là XSS. Hacker cũng có thể lợi dụng các lỗ hổng có sẵn trong dịch vụ, ứng dụng, giao diện quản trị, hệ thống tập tin,... hoặc các lỗ hổng trong tập tin cục bộ LFI hoặc tập tin từ xa RFI để tấn công.

    Web Shell hoạt động như thế nào

    Sau khi cài đặt xong, Web Shell có thể trao quyền cho các kẻ tấn công truy cập vào máy chủ Web thông qua các trình duyệt Internet. Việc cài đặt Web Shell thành công hay không phụ thuộc vào việc hệ thống doanh nghiệp có các lỗ hổng bảo mật nhiều hay không. Nếu có, hacker sẽ tải mã độc Web Shell lên trên máy chủ Web để khai thác chúng và truy cập trái phép. Kể cả khi Website doanh nghiệp đã cài chứng chỉ bảo mật SSL. 

    Ví dụ, nếu Website doanh nghiệp gặp các vấn đề trong hệ thống quản lý nội dung CMS hoặc các phần mềm trong Web Server bị lỗ hổng thì đều tạo cơ hội cho hacker tấn công.

    Cách hoạt động của Web Shell

    Hiện nay, Web Shell thường được lưu trong các tập tin phổ biến như .jsp, .asp, .php hoặc là .aspx. Hacker sẽ upload các tập tin này lên trên Web.

    Khi đã tải tập tin thành công, Web Shell cho phép kẻ tấn công có thể kiểm soát toàn bộ hệ thống máy chủ Web, bao gồm xóa thông tin, thay đổi các nội dung, thực thi lệnh hoặc nhiều hoạt động khác như chạy scripts, shell command,... Họ có thể nâng cao cấp độ độc quyền của mình và điều khiển máy chủ Web từ xa theo ý thích. 

    Khuyến nghị phòng ngừa Web Shell

    Sự phát triển nhanh chóng của Web Shell đã khiến nhiều doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để ngăn chặn chúng. Dưới đây là một số khuyến nghị quan trọng giúp doanh nghiệp ngăn chặn Web Shell:

    • Liên tục cập nhật các phiên bản mới nhất cho hệ điều hành và phần mềm, tránh việc phần mềm bị các lỗ hổng bảo mật hoặc cấu hình sai.
    • Đầu tư vào phát triển hệ thống chung, bao gồm xóa các dịch vụ hoặc tiện ích không cần thiết, chú trọng vào các hệ thống có tiếp xúc với môi trường Internet.
    • Tắt các hàm PHP không quan trọng trong hệ thống, ví dụ như eval(). peopen(). exec(), passthru() hoặc là proc_open()
    • Thường xuyên chú ý đến nhật ký của Web Server để kiểm tra xem có các hoạt động bất thường không, để ngăn chặn từ sớm.

    Trong bài viết trên, CMC Cloud đã giới thiệu chi tiết đến bạn khái niệm Web Shell là gì, các rủi ro của chúng có thể gây ra và một số cách để doanh nghiệp phòng tránh Web Shell. Để bảo vệ bản thân trong thời đại số hiện nay, doanh nghiệp nên nâng cao kỹ năng về hệ thống này, áp dụng các biện pháp bảo mật và sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp mới nhất, đào tạo nhân viên các kỹ năng liên quan.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn