banner-news

Trong bài này

    Private Cloud là gì? Doanh nghiệp có nên chọn Private Cloud không

    01/10/2023

    Private Cloud là gì? Private Cloud hay còn gọi là mô hình đám mây riêng. Trong các mô hình đám mây hiện nay, Private Cloud đã nổi bật lên với vai trò quản lý hạ tầng và lưu trữ dữ liệu ở mức độ bảo mật cao nhất cho các doanh nghiệp. Vậy đâu là sự khác biệt của Private Cloud so với các mô hình đám mây khác như Public Cloud hay Hybrid Cloud? Trong bài viết này, CMC Cloud sẽ khai thác sâu hơn về Private Cloud và giải đáp câu hỏi “Liệu rằng doanh nghiệp có nên lựa chọn đám mây riêng để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh trong thời đại số hóa?”

    Private Cloud là gì   

    Private Cloud (Dịch sang tiếng Việt: Đám mây riêng) là một mô hình công nghệ thông tin (CNTT) trong đó cơ sở hạ tầng và tài nguyên tính toán dành riêng cho một doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Hạ tầng và máy chủ của Private Cloud có thể được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu của chính doanh nghiệp hay tổ chức đó, hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng. Một số nhà cung cấp dịch vụ Private Cloud hàng đầu tại Việt Nam như CMC Cloud, Viettel IDC, VNG Cloud,... 

    Điện toán đám mây đã thay đổi cách các doanh nghiệp xây dựng và triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT). Có 03 mô hình triển khai điện toán đám mây chính đó là Public Cloud (đám mây công cộng), Private Cloud (đám mây riêng), Hybrid Cloud (đám mây lai). Trong đó, mỗi mô hình sở hữu một đặc điểm riêng và phù hợp với các yêu cầu kinh doanh khác nhau.

    Khái niệm Private Cloud là gì 

    Cách thức hoạt động của Private Cloud là gì   

    Private Cloud hoạt động bằng cách ảo hóa tài nguyên vật lý của chính doanh nghiệp, tổ chức, nghĩa là biến các tài nguyên vật lý như hệ thống mạng (network), máy chủ (server), lưu trữ (storage),... mà doanh nghiệp đã đầu tư riêng, sau đó sử dụng các giải pháp, công nghệ ảo hóa thành các tài nguyên ảo có thể quản lý và phân chia linh hoạt phục vụ cho chính nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này cho phép Private Cloud cung cấp khả năng tự phục vụ (self-service) cho doanh nghiệp như triển khai ứng dụng, mở rộng tài nguyên, quản lý hạ tầng nhanh chóng trong môi trường bảo mật và tối ưu hóa.

    Các công nghệ được đưa vào Private Cloud để đơn giản hóa quy trình quản lý và tối ưu hóa tài nguyên bao gồm:

    • Công nghệ ảo hóa (Virtualization): Cho phép ảo hóa các tài nguyên CNTT từ phần cứng vật lý và tạo thành các nhóm tài nguyên không giới hạn như tính toán, lưu trữ, bộ nhớ và hệ thống mạng. Các nhóm tài nguyên này có thể chia cho nhiều máy ảo (VMs), containers hay các yếu tố hạ tầng CNTT được ảo hóa khác. Việc phá bỏ các ràng buộc của phần cứng vật lý, ảo hóa cho phép tận dụng tối đa phần cứng, chia sẻ phần cứng một cách hiệu quả giữa người dùng và ứng dụng, tạo ra khả năng mở rộng co giãn linh hoạt của đám mây. 
    • Phần mềm quản lý (Management software): Công cụ giúp người dùng quản lý các máy chủ ảo và tài nguyên từ một nơi duy nhất. Cho phép tạo, xóa hay điều chỉnh các máy chủ ảo nhanh chóng và hiệu quả.
    • Công nghệ tự động hóa (Automation): Hỗ trợ người dùng thực hiện các công việc một cách tự động. Khi cần tạo một máy chủ mới, thay đổi cấu hình hay triển khai một ứng dụng, công nghệ tự động hóa hỗ trợ người dùng nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự can thiệp và lỗi sai từ phía con người.

    Cách thức hoạt động của đám mây riêng 

    Lợi ích của Private Cloud

    Có nhiều ưu điểm của Private Cloud khiến doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà Private Cloud mang lại:

    Độc lập về cơ sở hạ tầng

    Private Cloud độc lập về cơ sở hạ tầng do được xây dựng trên cụm server vật lý riêng (cluster). Nhờ đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng, tác động từ những khách hàng/người dùng khác như mô hình public có thể xảy ra. 

    Tính bảo mật cao 

    Với việc sở hữu kiến trúc hạ tầng độc lập, Private Cloud được đánh giá là mô hình ảo hóa với lợi ích nổi bật là tính an toàn và bảo mật cao. Nhờ vào hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ, riêng biệt giúp đảm bảo dữ liệu, doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc rò rỉ thông tin nội bộ ra bên ngoài khi chưa được cấp phép.

    Doanh nghiệp có thể tuân thủ và đáp ứng các quy định, chuẩn mực, và yêu cầu bảo mật chặt chẽ hơn khi xây dựng Private Cloud, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm và quản lý dữ liệu cá nhân.

    Linh hoạt và hiệu suất cao

    Tùy vào nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát và linh động mở rộng/thu hẹp tài nguyên để đáp ứng yêu cầu công việc. Với số lượng máy chủ lớn, Private Cloud đảm bảo dịch vụ luôn hoạt động mạnh mẽ và ổn định. 

    Thời gian uptime cao

    Một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống máy chủ là thời gian hoạt động liên tục (uptime). Private Cloud thường có khả năng đạt tỷ lệ uptime rất cao, lên đến 99,99% hoặc cao hơn. Điều này đảm bảo rằng các dịch vụ và ứng dụng của doanh nghiệp hoạt động liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, uptime của private cloud hay private cloud còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư và quản lý hạ tầng của doanh nghiệp sở hữu, vận hành nó.

    Tại Việt Nam, CMC Cloud là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt với đa dạng hơn 25+ dịch vụ cho doanh nghiệp. Trong đó các dịch vụ Private Cloud khi được triển khai cho các khách hàng luôn được xây dựng trên nền tảng bảo mật an toàn nhất, gồm compute (tính toán), storage (lưu trữ), security (bảo mật) và load balancer (cân bằng tải). CMC Cloud cam kết thời gian uptime 99.99% đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành thông suốt cùng đội ngũ chuyên gia hỗ trợ mọi lúc, sẵn sàng đáp mọi thắc mắc và yêu cầu từ khách hàng.

    CMC Cloud cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn diện cho doanh nghiệp 

    Hạn chế của Private Cloud 

    Mặc dù đám mây riêng mang lại nhiều lợi thế, nhưng mô hình này vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được xem xét trước khi triển khai:

    Hạn chế về quy mô hoạt động     

    Private Cloud được triển khai và hoạt động ở một vị trí địa lý cụ thể, điều này làm hạn chế khả năng truy cập và sử dụng tài nguyên từ xa hoặc trong trường hợp có nhu cầu triển khai ở các vùng địa lý khác nhau.

    Khả năng mở rộng hạn chế 

    Private Cloud có khả năng mở rộng hạn chế hơn so với Public Cloud, nó chỉ có thể co giãn ở một phạm vi dung lượng tài nguyên lưu trữ nội bộ cho phép. Để mở rộng quy mô, tài nguyên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư thời gian và nguồn lực lớn, gây ra khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tại thời điểm cấp thiết. Trong khi việc giảm thiểu quy mô có thể gây ra lãng phí nguồn lực đã đầu tư. 

    Yêu cầu kỹ thuật cao 

    Với Private Cloud, doanh nghiệp cần xây dựng đội kỹ thuật có chuyên môn cao để triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng. Do đó doanh nghiệp luôn phải đảm bảo duy trì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để duy trì hạ tầng được ổn định.

    Doanh nghiệp nào phù hợp với Private Cloud

    Hiện có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, vận tải hàng không, giáo dục, tài chính, y tế - chăm sóc sức khỏe,... đang sử dụng Private Cloud và được hưởng lợi từ công nghệ này. Do đó, mọi doanh nghiệp, tổ chức đều phù hợp với mô hình Private Cloud. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa Private Cloud và các mô hình đám mây khác sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách, yêu cầu kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Private Cloud sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có yêu cầu và tình huống cụ thể như sau:

    • Doanh nghiệp yêu cầu tính bảo mật cao: Các tổ chức thuộc ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,... cần xử lý dữ liệu và thông tin quan trọng của khách hàng đòi hỏi tính riêng tư và mức độ bảo mật cao.
    • Doanh nghiệp yêu cầu tùy chỉnh linh hoạt: Doanh nghiệp có yêu cầu quản lý tài nguyên tự do và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhanh chóng.
    • Doanh nghiệp yêu cầu chia sẻ dữ liệu nội bộ: Doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ dữ liệu quan trọng nội bộ giữa các bộ phận, chi nhánh để đảm bảo an toàn và tăng cường sự hợp tác giữa các bên.
    • Doanh nghiệp có nhu cầu vùng địa lý đa dạng: Công ty thuộc ngành năng lượng và dầu khí, logistic và vận chuyển,... cần triển khai dữ liệu và tài nguyên đa vùng địa lý để đảm bảo tính dự phòng và khả năng phục hồi sau sự cố.
    • Doanh nghiệp và tổ chức có quy mô lớn: Doanh nghiệp với quy mô lớn yêu cầu tùy chỉnh và mở rộng hạ tầng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày. Khi ở một quy mô lớn, khoản tiết kiệm mà một đám mây riêng mang lại có thể lên tới hàng trăm nghìn đô mỗi năm.
    • Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Các công ty thuộc ngành y học và dược phẩm, công nghệ thông tin (IT),... yêu cầu môi trường an toàn để bảo vệ khối lượng dữ liệu bảo mật.

    Doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình đám mây riêng 

    Phân biệt Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud

    Để phân biệt 03 mô hình Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud. Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ gần gũi trong đời sống như sau:

    • Mô hình Private Cloud: Giả sử bạn muốn xây dựng một ngôi nhà riêng cho bản thân và gia đình sử dụng. Bạn sẽ có quyền quản lý và kiểm soát toàn bộ ngôi nhà, bao gồm việc xác định đặc điểm thiết kế, xây dựng hệ thống an ninh và quyết định ai được phép ra vào ngôi nhà của mình. Trong trường hợp này, bạn chính là chủ sở hữu và có quyền kiểm soát mọi thứ thuộc về ngôi nhà đó.
    • Mô hình Public Cloud: Giả sử bạn sống trong một tòa chung cư. Trong tòa chung cư đó, các căn hộ đại diện cho một khách hàng hoặc một hộ gia đình riêng biệt. Các cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, an ninh được cung cấp chung cho tất cả các căn hộ. Trong trường hợp này, bạn chia sẻ các tài nguyên chung đó với các gia đình khác và không có quyền kiểm soát hoàn toàn về toàn bộ tòa chung cư.
    • Mô hình Hybrid Cloud: Giả sử bạn sống trong một khu đô thị phức hợp, nơi đó có sự kết hợp giữa ngôi nhà riêng và các dịch vụ chung (Như đã đề cập ở trên). Trong khu đô thị đó, các căn nhà riêng (Private Cloud) dành cho từng gia đình, đồng thời các khu chung cư (Public Cloud) dành cho rất nhiều dân cư khác sinh sống. Ngoài ra, có cơ sở hạ tầng chung như công viên, trung tâm mua sắm (Hybrid Cloud) được sử dụng bởi tất cả các cư dân trong khu đô thị. Trong trường hợp này, bạn có sự linh hoạt để sử dụng các dịch vụ chung và dịch vụ riêng tư tùy theo nhu cầu cá nhân.

    Cùng xem xét sự khác nhau giữa 03 mô hình private cloud, public cloud và hybrid cloud qua bảng sau:

    Tiêu chí

    Private Cloud

    Public Cloud

    Hybrid Cloud

    Quản lý và kiểm soát 

    Doanh nghiệp có hoàn toàn kiểm soát và quản lý hạ tầng.Nhà cung cấp dịch vụ đám mây quản lý và duy trì hạ tầng.Kết hợp giữa sự kiểm soát của doanh nghiệp và sự quản lý của nhà cung cấp dịch vụ.

    Độ an toàn

    Cung cấp mức độ an toàn cao do doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn hạ tầng.Cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ.Có thể cung cấp mức độ an toàn cao khi kết hợp sự kiểm soát nội bộ và các biện pháp bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ.

    Khả năng mở rộng

    Hạn chế trong việc mở rộng quy mô hạ tầng nhanh chóng.Dễ dàng mở rộng theo yêu cầu và thích ứng với sự thay đổi của doanh nghiệp.Có khả năng mở rộng linh hoạt bằng cách sử dụng cả hạ tầng nội bộ và các dịch vụ đám mây công cộng.

    Hiệu suất

    Tốt với các ứng dụng yêu cầu tài nguyên cao và yêu cầu bảo mật cao.Tốt cho nhiều ứng dụng và người dùng cùng lúc với tốc độ cao.Hiệu suất phụ thuộc vào việc sử dụng mô hình public cloud và private cloud.

    Chi phí

    Đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn cho hạ tầng và chi phí duy trì cao.Thanh toán theo tài nguyên sử dụng, pay as you go giúp tiết kiệm chi phí ban đầu.Có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng public cloud cho các tài nguyên không đòi hỏi cao và sử dụng private cloud cho các tài nguyên nhạy cảm.

    Đa dạng ứng dụng

    Thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu bảo mật cao và yêu cầu tùy chỉnh cao.Thích hợp cho nhiều loại ứng dụng, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.Thích hợp cho các ứng dụng linh hoạt, có thể chạy trên cả public cloud và private cloud.

    Hỗ trợ tài liệu và cộng đồng

    Hỗ trợ tài liệu và cộng đồng hạn chế.Hỗ trợ tài liệu và cộng đồng phong phú từ nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng người dùng.Hỗ trợ tài liệu và cộng đồng tổng hợp từ cả public cloud và private cloud.

     

    Để so sánh những khía cạnh khác của Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud, từ đó lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, mời bạn tham khảo bài viết “Public Cloud với Private Cloud và Hybrid Cloud: Đâu là sự khác biệt?”, từ đó khám phá ra lời giải cho bài toán vận hành hệ thống doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại số hiện nay. 

    Tổng kết, khái niệm Private Cloud là gì đã được giải đáp. Có thể nói, Private cloud không chỉ là một giải pháp hạ tầng và lưu trữ dữ liệu mạnh mẽ mà còn mang đến những lợi ích vượt trội về tính bảo mật và hiệu suất. Tuy nhiên, việc triển khai và quản lý private cloud đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực và chi phí lớn. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn mô hình đám mây, doanh nghiệp cần cân nhắc về các yêu cầu và khả năng của mình để lựa chọn phương án tối ưu nhất. 

    Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành CNTT, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ private cloud từ phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng để tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí đầu ban đầu. Mọi tin tức chi tiết vui lòng liên hệ với CMC Cloud để được đội ngũ chuyên gia giải đáp nhanh chóng nhất. CMC Cloud đồng hành cùng doanh nghiệp chiến thắng cuộc đua chuyển đổi số. 

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
    Website: https://cmccloud.vn
    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn