Trong bài này
01/10/2023
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), có 03 mô hình triển khai điện toán đám mây cơ bản là Public Cloud (đám mây công cộng), Private Cloud (đám mây riêng) và Hybrid Cloud (Đám mây lai). Mỗi mô hình đều mang những ưu điểm và hạn chế riêng. Hãy cùng CMC Cloud khám phá sự khác biệt của ba mô hình Public Cloud vs Private Cloud và Hybrid Cloud để hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động, từ đó doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mô hình nào phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh.
Phân biệt Public Cloud vs Private Cloud, Hybrid Cloud
Dựa trên nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp, 03 mô hình điện toán đám mây: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud đã được ra đời. Bảng so sánh dưới đây sẽ khai thác các khía cạnh khác nhau của 03 mô hình, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra quyết định thông minh trong chiến lược chuyển đổi số của mình.
Yếu tố | Public Cloud | Private Cloud | Hybrid Cloud |
Tổng quan | Là mô hình đám mây công cộng, trong đó hạ tầng cloud dùng chung cho tất cả mọi người, không giới hạn người dùng là cá nhân hay doanh nghiệp. Đây là mô hình triển khai dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi ngày nay.
| Là mô hình đám mây riêng, trong đó tài nguyên công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng trong môi trường nội bộ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
| Là mô hình đám mây lai, kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép di chuyển dữ liệu và ứng dụng giữa hai môi trường. |
Nhà quản lý | Public Cloud được cung cấp và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider - CSP). Đây là tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng đám mây công cộng.
| Trong mô hình Private Cloud, doanh nghiệp hoặc tổ chức sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng đám mây riêng, đồng thời chịu trách nhiệm duy trì và bảo trì hệ thống thường xuyên. | Trong mô hình Hybrid Cloud, doanh nghiệp hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quản lý việc di chuyển và tích hợp dữ liệu giữa hai môi trường Public Cloud và Private Cloud để đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên. |
Sự mở rộng và linh hoạt | Public Cloud có khả năng mở rộng tài nguyên một cách linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng lưu lượng truy cập và khối lượng công việc ở mọi thời điểm.
| Sự linh hoạt của Private Cloud thường hạn chế hơn so với Public Cloud. Bởi các tài nguyên trong Private Cloud là hữu hạn và thuộc quyền sở hữu của một tổ chức cụ thể. Do đó sự mở rộng và linh hoạt của đám mây riêng đòi hỏi phải có kế hoạch và đầu tư từ trước. | Sự tích hợp giữa Public Cloud và Private Cloud giúp Hybrid Cloud mở rộng tài nguyên một cách nhanh chóng và linh hoạt. |
Mức độ bảo mật | Với Public Cloud, tài nguyên được chia sẻ với nhiều khách hàng. Do đó, cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tin cậy để đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất, ngăn chặn các truy cập trái phép và các cuộc tấn công mạng. | Có mức độ bảo mật cao hơn, vì tài nguyên đám mây được giới hạn và kiểm soát bởi một doanh nghiệp, tổ chức riêng biệt. | Mức độ bảo mật phụ thuộc vào việc kết nối giữa hai môi trường đám mây, nên cần phải đảm bảo an ninh trong quá trình di chuyển dữ liệu giữa Public Cloud và Private Cloud. |
Chi phí | Chi trả phí sử dụng tài nguyên theo nhu cầu thực tế (Pay as you go). Public Cloud mang lại hiệu quả về chi phí cao hơn so với Private Cloud và Hybrid Cloud. | Chi phí ban đầu cao hơn do doanh nghiệp phải tự đầu tư, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT.
| Chi phí phụ thuộc vào tỉ lệ sử dụng public và Private Cloud theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chuyển đổi giữa 2 mô hình này thường khó theo dõi và dẫn đến việc chi tiêu lãng phí.
|
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
Ví dụ công nghệ, giải pháp ảo hóa | VMware, Dell, HPE, Openstack, CMC Cloud. | AWS, GCP, Azure, IBM, Oracle, CMC Cloud. | Rackspace, VMware, Cisco, IBM.
|
Qua bảng so sánh giữa Public Cloud vs Private Cloud và Hybrid Cloud, việc doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình nào phụ thuộc hoàn toàn vào các yêu cầu và tình huống kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp doanh nghiệp đưa ra một quyết định hợp lý:
Public Cloud
Private Cloud
Hybrid Cloud
>> Xem thêm: Các mô hình điện toán đám mây từ triển khai đến dịch vụ
Doanh nghiệp nên lựa chọn Public Cloud, Private Cloud hay Hybrid Cloud
Như đã đề cập ở trên, để quyết định lựa chọn giữa Public Cloud vs Private Cloud và Hybrid Cloud, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như quy mô kinh doanh, chi phí và ngân sách, khả năng quản lý và vận hành, yêu cầu về tính bảo mật và hiệu suất,... sau đó đưa ra lựa chọn ra mô hình đáp ứng tối đa nhu cầu của mình.
Nếu doanh nghiệp có bất kỳ câu hỏi nào về việc lựa chọn mô hình đám mây, đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của CMC Cloud luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp một cách nhanh chóng. Để được hỗ trợ, Quý khách hàng có thể liên hệ qua Hotline 1900.2010.
Sự hỗ trợ đúng lúc và sự lựa chọn đúng đắn về mô hình triển khai điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong thời đại số hóa ngày nay.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Website: https://cmccloud.vn
Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách