banner-news

Trong bài này

    Serverless là gì? Ưu nhược điểm và các nhà cung cấp hàng đầu

    01/10/2023

    Khái niệm Serverless là gì được đặt ra trong thế giới công nghệ phát triển và cần xử lý hàng nghìn yêu cầu từ người dùng ở mọi thời điểm, tránh việc Server bị quá tải. Đây là một hướng tiếp cận mới trong việc phát triển, vận hành ứng dụng. Để phân tích và hiểu rõ hơn về khái niệm Serverless, kiến trúc cũng như ưu nhược điểm của giải pháp này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

    Serverless là gì?

    Serverless là mô hình được phát triển dựa trên nền tảng đám mây, cho phép doanh nghiệp có thể thực thi ứng dụng mà không cần quan tâm đến máy chủ hoặc hệ điều hành. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây sẽ phân bổ tài nguyên, quản lý máy chủ thay cho doanh nghiệp.

    Điểm nổi bật riêng biệt của Serverless là doanh nghiệp chỉ cần phải trả một khoản phí theo đúng những gì đã dùng. Ví dụ như với máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server), doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản tiền định kỳ hàng tháng cho các tài nguyên, cho dù doanh nghiệp không chạy máy chủ đó. Còn với Serverless, doanh nghiệp có thể hiểu cách trả chi phí giống như gói cước điện thoại tính theo số giây, gọi bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu.

    Serverless là gì?

    Mô hình dịch vụ của Serverless

    Serverless có 2 mô hình dịch vụ chính là BaaS và FaaS, cùng phân tích kỹ hơn về từng mô hình này:

    Mô hình BaaS

    Đối với BaaS (Back As A Service) được hiểu là Back-end dưới dạng dịch vụ, các Code Logic của doanh nghiệp sẽ được xử lý tại Frontend. Với Backend, doanh nghiệp sử dụng các API do bên thứ ba cung cấp.

    Để hiểu hơn về BaaS trong mô hình dịch vụ Serverless là gì, hãy tham khảo ví dụ sau: Doanh nghiệp cần phát triển một phần mềm dự báo thời tiết, nhưng không có các thiết bị đo đạc, vệ tinh,... để thu thập dữ liệu rồi viết code xử lý chúng. Lúc này, doanh nghiệp có thể lấy dữ liệu có sẵn từ API (giao diện lập trình ứng dụng) của các bên thứ ba đã cung cấp công khai, ví dụ như của Google Weather API. 

    Các dữ liệu lấy từ API bên thứ ba này sẽ được doanh nghiệp xử lý để hiển thị tại Frontend.

    Mô hình FaaS

    Với FaaS (Function As A Service) được hiểu là chức năng như một dịch vụ, doanh nghiệp không cần phải sử dụng API của bên thứ ba như BaaS trên. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tự xây dựng một API riêng và chạy chúng trên Server.

    Với FaaS, các thiết bị phần cứng, Web Server,... đều được xử lý và vận hành tự động bởi Cloud Services được cung cấp. Doanh nghiệp không cần phải thuê Server và Deploy Code lên như với mô hình Client Server. Thay vào đó, với FaaS thì doanh nghiệp có thể Deploy Code dưới dạng Function và không cần quan tâm đến Server hay không gian lưu trữ. Các phần này đều được nhà cung cấp thứ ba quản lý giúp doanh nghiệp.

    Mô hình FaaS trong Serverless

    Kiến trúc Serverless

    Kiến trúc Serverless được cấu tạo từ 5 thành phần chính:

    • Authentication Service (dịch vụ xác thực): được dùng để xác thực người dùng từ xa hoặc kết nối với ứng dụng, dịch vụ.
    • Product Database (cơ sở dữ liệu sản phẩm): tất cả các thông tin dữ liệu đều được gửi đến kho quản lý. Trong kho quản lý lại có chia nhỏ từng phần, tránh việc bị quá tải.
    • Client (máy khách): Các logic như user session sẽ nằm ở phía client.
    • Search Function (chức năng tìm kiếm): doanh nghiệp có thể sử dụng các API Gateway. Các yêu cầu từ máy khách sẽ được HTTP tìm kiếm từ kho dữ liệu và phản hồi kết quả về máy khách.
    • Purchase Function (chức năng đặt hàng): các logic được tách riêng thành những khối khác nhau.

    Ưu và nhược điểm của Serverless Computing là gì

    Trước khi triển khai Serverless, doanh nghiệp cần hiểu rõ về ưu nhược điểm của mô hình này, cụ thể:

    Ưu điểm

    Khi triển khai mô hình Serverless Computing, doanh nghiệp có thể tập trung vào sản phẩm chính, thay vì phải quản lý và vận hành nhiều máy chủ khác nhau trên nền tảng đám mây. Điều này giúp giảm bớt công sức và thời gian, tăng hiệu suất làm việc cho nhà phát triển.

    Ưu điểm của Serverless là gì?

    Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm quy mô của Serverless Computing tự động một cách linh hoạt. Quá trình này đơn giản hơn rất nhiều so với việc sử dụng Server độc lập.

    Ngoài ra, các ứng dụng Serverless Computing có độ sẵn sàng cao. Chúng ta không cần tạo các kiến trúc riêng vì các dịch vụ đã cung cấp các lựa chọn mặc định cho ứng dụng. Với Serverless Computing, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí hiệu quả. Nếu doanh nghiệp không có yêu cầu nào, thì chi phí sử dụng gần như là không có.

    Nhược điểm

    Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, nhưng Serverless Computing chưa hẳn là lựa chọn hoàn hảo. Cùng xem qua một số nhược điểm của Serverless Computing là gì dưới đây, trước khi doanh nghiệp cân nhắc sử dụng:

    • Độ trễ: Serverless Computing gây ra độ trễ lớn trong việc sử dụng tài nguyên điện toán đám mây để phản hồi lại yêu cầu từ ứng dụng. 
    • Debug (gỡ lỗi): Quá trình debug trên Serverless Computing cũng khá khó khăn, vì không sử dụng nguồn tài nguyên thống nhất từ một máy chủ
    • Phụ thuộc vào đơn vị cung cấp: doanh nghiệp không thể chạy phần mềm, ứng dụng trên nền tảng mong muốn nếu dịch vụ từ nhà cung cấp không tương thích
    • Cần có kiến thức và kỹ năng: Để vận hành Serverless Computing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải bỏ thời gian nghiên cứu về cách sử dụng IAM policies, cách cấu hình stage, bộ nhớ của các Function,…

    Khi nào nên sử dụng Serverless 

    Serverless có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

    • Website hoặc APIs: Doanh nghiệp có thể xây dựng một trang Web hoặc một API với Serverless. Đa số người dùng thích xây dựng Restful API với Serverless.
    • Xử lý các tập tin đa phương tiện: Với các tập tin hình ảnh, video cần xử lý đơn giản, ví dụ như nén, cắt, đổi định dạng,... thì Serverless là lựa chọn lý tưởng.
    • Xử lý các sự kiện: Serverless đóng vai trò như 1 công tắc để kích hoạt các sự kiện khác nhau, tùy theo các hành động của khách hàng.

    Các trường hợp cần dùng Serverless là gì?

    Top các nhà cung cấp Serverless chất lượng

    Dưới đây là 3 nhà cung cấp Serverless chất lượng mà doanh nghiệp nên tham khảo:

    AWS Lambda

    AWS Lambda là một dịch vụ trong hệ sinh thái AWS (Amazon Web Service). Giải pháp này phù hợp với các ứng dụng theo yêu cầu được phát triển từ Java, Python, C#, Node.js, Ruby hoặc Go. AWS Lambda thường được dùng trong các nền tảng SaaS (Software As A Service).

    Microsoft Azure

    Microsoft Azure bao gồm hơn 100 công cụ Serverless để doanh nghiệp phát triển, kiểm tra, thử nghiệm và triển khai, quản trị phần mềm. Thay vì sử dụng tài nguyên cục bộ, Microsoft Azure sử dụng nền tảng điện toán đám mây, điện toán biên hiện đại.

    Điểm nổi bật của Microsoft Azure là cung cấp công cụ chuyên về việc kiểm tra, triển khai và tích hợp phần mềm, ứng dụng liên tục.

    Nhà cung cấp Serverless nên dùng - Microsoft Azure

    Google Cloud Functions

    Google Cloud Functions là một nền tảng Serverless lý tưởng cho hướng sự kiện. Doanh nghiệp có thể kết nối code của mình với Google Cloud Platform để thiết lập các triggers, giúp kích hoạt các phản hồi tương ứng với từng hành động của người dùng.

    Sự ra đời của Serverless đã giải quyết các bài toán của Server. Tuy nhiên, không giải pháp nào là hoàn hảo, Serverless cũng có những ưu và nhược điểm riêng, chỉ phù hợp trong một số trường hợp nhất định. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về khái niệm Serverless là gì, cũng như xác định rõ nhu cầu của mình để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn