04/02/2020
Các ví dụ về điện toán đám mây trong bài viết này là một minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ công nghệ và sự thay đổi cách thức làm việc và tương tác với dữ liệu ngày nay. Có thể nói, thế giới phát triển song hành với tốc độ tiến hóa của công nghệ. Các tổ chức doanh nghiệp liên tục tìm kiếm và ứng dụng những công nghệ mới trong quá trình vận hành như điện toán đám mây để thực hiện hóa các mục tiêu chiến lược và thúc đẩy kinh doanh.
Ví dụ nổi bật về điện toán đám mây
Những ví dụ về điện toán đám mây phổ biến thường được chúng ta sử dụng như:
Tuy nhiên, để cụ thể hơn, CMC Cloud sẽ giới thiệu 05 ví dụ điện toán đám mây phân loại theo ứng dụng, lợi ích mà nó mang lại.
Mô hình điện toán đám mây cho phép mở rộng tài nguyên theo các mô hình đăng ký khác nhau. Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm tài nguyên tính toán và lưu trữ theo yêu cầu nhằm đáp ứng lượng dữ liệu và khối lượng công việc biến đổi.
Netflix - dịch vụ xem phim trực tuyến toàn cầu là một ví dụ về điện toán đám mây điển hình để vận hành một kho tài nguyên khổng lồ. Quá trình chuyển đổi này đã bắt đầu từ nhiều năm về trước, Netflix không hoàn toàn sử dụng trung tâm dữ liệu của mình để lưu trữ video nữa. Thay vào đó, họ đã sử dụng dịch vụ đám mây của Amazon là Amazon Web Services (AWS) cùng một số dịch vụ của Google để sao lưu.
Cụ thể, khi người dùng lựa chọn một chương trình truyền hình hay bộ phim trên Netflix, nội dung đó không được lưu trữ trực tiếp trên thiết bị của họ. Thay vào đó, nó sẽ được phát trực tiếp từ các máy chủ lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu của Netflix trên toàn cầu nhờ mô hình điện toán đám mây.
Tận dụng tiềm năng của điện toán đám mây, Netflix giải quyết được tình trạng gián đoạn do sự cố hay sự gia tăng bất thường lưu lượng truy cập vào thời gian cao điểm, nhờ đó cung cấp nội dung linh hoạt và chất lượng cao đến hàng triệu người dùng trên thế giới.
Điện toán đám mây cho phép tăng hoặc giảm tài nguyên linh hoạt
Các ứng dụng quản lý kinh doanh như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) thường dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Trong đó, phần mềm như một dịch vụ (SaaS) trở thành phương pháp phổ biến để triển khai các phần mềm cấp doanh nghiệp: Hubspot, Marketo, Salesforce,... là các ví dụ phổ biến của mô hình này. Thay vì phải cài đặt và vận hành ở máy tính cục bộ, các phần mềm quản lý cho phép người dùng truy cập và sử dụng thông qua trình duyệt web với kết nối internet. Nhờ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng, quản lý kho, bán hàng một cách hiệu quả nhanh chóng và tối ưu chi phí.
Ứng dụng đám mây trong quản lý kinh doanh
Các tính toán nâng cao và tính năng của công nghệ điện toán đám mây cho phép lưu trữ thông tin về các tùy chọn của người dùng. Nhờ vào khả năng này, các tổ chức và doanh nghiệp có thể tạo ra các thông điệp, giải pháp và sản phẩm tùy chỉnh dựa trên sở thích và hành vi của người dùng.
Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ người dùng giúp cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa và đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng. Điều này giúp tăng cường tương tác và tạo niềm tin cho người dùng, nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và kinh doanh.
Ví dụ về chatbox dựa trên công nghệ đám mây như chatbot Facebook Messenger. Đây là ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Chatbot tích hợp vào Messenger nhằm cung cấp trải nghiệm tương tác tự động đối với người dùng.
Nhờ điện toán đám mây, Chatbot Facebook Messenger có thể xử lý nhanh chóng hàng nghìn lượt truy vấn từ người dùng cùng một thời điểm. Thông qua tích hợp API và công nghệ AI trí tuệ nhân tạo, Chatbot có khả năng cung cấp câu trả lời linh hoạt và thông minh cho người dùng.
Chatbot dựa trên điện toán đám mây
Các công cụ giao tiếp như Skype, WhatsApp, Microsoft Teams, Zoom,... là các ví dụ về điện toán đám mây thường được sử dụng. Những công cụ này cung cấp phương tiện giao tiếp và hợp tác trực tuyến giữa các cá nhân và hội nhóm làm việc.
Người dùng có thể tương tác với nhau bằng các cuộc họp online, tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại/video hay chia sẻ tệp tin/tài liệu giữa các thành viên mà không cần cài đặt phần cứng hay phần mềm đặc biệt. Nhờ đó, sự cộng tác và phối hợp trong công việc trở nên đơn giản, linh hoạt, tăng cường hiệu suất và mang lại kết quả tốt hơn.
Công cụ giao tiếp với điện toán đám mây
Facebook, LinkedIn, Instagram, Twitter những ví dụ về việc sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ, xử lý và phục vụ dữ liệu người dùng trên quy mô lớn. Điện toán đám mây giúp đảm bảo tính sẵn có, tin cậy và mở rộng của các dịch vụ mạng xã hội, tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trên toàn cầu.
Trên đây là 05 ví dụ về điện toán đám mây phổ biến hiện nay. Bất kể doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào từ bán lẻ, tiêu dùng đến tài chính hay bất động sản đều nên dành thời gian tìm hiểu về điện toán đám mây và các ứng dụng công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình vận hành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ mới.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín để tận dụng tối đa lợi ích mà công nghệ này mang lại thì CMC Cloud là đối tác đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo hotline để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.
Website: https://cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Điều khoản & Chính sách
Đăng ký nhận tư vấn
Chứng chỉ
© 2023, CMC Cloud - Bản quyền của CMC Telecom.
Giấy CNĐKDN: 0102900049 - Ngày cấp: 05/09/2008, sửa đổi lần thứ 12 ngày 09/10/2017.
Cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.