Trong bài này
17/01/2020
Bạn đang tìm hiểu khái niệm “Cloud Server là gì”? Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, cloud server đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu, và ngày càng phổ biến, có khả năng thay thế các loại máy chủ thông thường, kể cả máy chủ ảo VPS. Cloud Server là nguồn sức mạnh vô tận và kế thừa những ưu thế vượt trội của công nghệ điện toán đám mây, giúp tổ chức thay đổi cách lưu trữ dữ liệu và quản lý kinh doanh.
Cloud Server (Còn gọi là: Máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện các chức năng lưu trữ, xử lý thông tin và chạy ứng dụng. Cloud Server được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa và Hypervisor để phân chia, quản lý máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo.
Phần mềm ảo hóa và hypervisor có sự liên quan mật thiết trong việc tạo ra và quản lý cloud server:
Khái niệm Cloud Server là gì
Như vậy, xét dưới góc độ mô hình ảo hóa thì, Cloud Server là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa (hypervisor) để phân chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Các cloud server cung cấp khả năng lưu trữ, xử lý thông tin và chạy ứng dụng trong môi trường đám mây. Việc sử dụng cloud server giúp tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng tài nguyên phần cứng, cung cấp linh hoạt trong việc mở rộng và thu hẹp tài nguyên theo nhu cầu.
Cloud Server có khả năng thích ứng cao, tiết kiệm chi phí và được sử dụng để lưu trữ nhiều loại ứng dụng khác nhau như máy chủ web (web servers), máy chủ tệp (file servers), cơ sở dữ liệu (databases),…
Vậy, trước khi Cloud Server xuất hiện, thì các doanh nghiệp sử dụng ‘cái gì’? Có một số lựa chọn lưu trữ cho doanh nghiệp trước khi có máy chủ đám mây Cloud Server như:
Về cơ bản, Cloud Server hoạt động tương tự như các máy chủ truyền thống, nhưng chúng được triển khai và hoạt động trong môi trường điện toán đám mây (cloud computing) và người dùng có thể truy cập không giới hạn theo nhu cầu thông qua internet.
Ngược lại các máy chủ truyền thống thường được lưu trữ tại chỗ và chỉ được phép truy cập bởi người dùng ở vị trí đó.
Trước đây, các doanh nghiệp thường đầu tư khoản chi phí lớn trong việc mua mới, bảo trì và vận hành các máy chủ (Server). Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây đã giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đáng kể để sở hữu một chiếc máy chủ (Server) cho việc phục vụ các hoạt động kinh doanh.
Sự khác nhau giữa Cloud Server và máy chủ truyền thống
Sau khi đã tìm hiểu về Cloud Server là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá cách thức hoạt động của chúng ra sao.
Cloud Server hoạt động bằng cách cho phép người dùng truy cập các tài nguyên máy tính ảo thông qua internet. Khi tạo một Cloud Server, nhà cung cấp cloud sẽ gán một lượng tài nguyên phần cứng ảo cụ thể, như: vCPU, bộ nhớ RAM và lưu trữ (Storage), các tài nguyên này được phân chia và quản lý bởi hệ thống ảo hóa như đã đề cập ở phần trên. Sau đó khách hàng có thể sử dụng để chạy ứng dụng và lưu trữ dữ liệu.
Lựa chọn sử dụng Cloud Server sẽ phụ thuộc vào nhu cầu về khối lượng công việc và ứng dụng cụ thể của từng doanh nghiệp, tổ chức. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà Cloud Server mang lại:
Cloud Server có khả năng nâng cấp hệ thống server nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động cho người dùng. Doanh nghiệp có quyền mở rộng tài nguyên như vCPU, RAM và lưu trữ linh hoạt để thực hiện một dự án nào đó, mà không cần thuê thêm máy chủ mới. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể thực hiện nâng cấp tài nguyên qua giao diện quản lý đám mây của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Cloud Server cung cấp giao diện quản lý với đầy đủ các tính năng tích hợp ngay trên trình duyệt. Do đó, doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát tài nguyên, thiết lập server cùng hàng loạt tiện ích khác một cách dễ dàng. Điều này bao gồm việc tạo, sửa đổi và xóa máy chủ ảo, điều chỉnh cấu hình tài nguyên như vCPU, RAM và lưu trữ, cài đặt hệ điều hành và phần mềm, quản lý các tài liệu và dữ liệu liên quan. Doanh nghiệp cũng được cấp quyền kiểm soát hoàn toàn tài nguyên máy chủ ảo của mình, có thể tự do điều chỉnh và tùy chỉnh cấu hình tài nguyên để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình.
Sau khi thuê máy chủ ảo, doanh nghiệp dễ dàng truy cập, chia sẻ và quản lý kho dữ liệu từ xa chỉ cần một thiết bị có kết nối mạng internet như PC, laptop, smartphone. Mang lại tính linh hoạt cao và cho phép nhân viên làm việc từ xa hoặc truy cập dữ liệu và ứng dụng từ các vị trí khác nhau, giúp tăng cường sự hợp tác và tiện lợi trong việc làm việc nhóm.
Hệ thống Cloud Server được thiết kế theo cơ chế tự theo dõi trạng thái của các server giúp hệ thống nhận biết sự cố hoặc hiện tượng không bình thường ngay khi chúng xảy ra. Khi một máy chủ trong hệ thống Cloud Server gặp sự cố, hệ thống đó sẽ tự động chuyển tài nguyên và dữ liệu từ server bị hỏng sang những server khác đang hoạt động bình thường để đảm bảo rằng mọi dịch vụ và ứng dụng luôn được hoạt động một cách liền mạch.
Tùy thuộc vào mục đích triển khai, doanh nghiệp có thể tự thiết lập và cài đặt hệ điều hành tùy chọn như Linux CentOS, Fedora, Ubuntu hoặc một hệ điều hành công khai bất kỳ. Việc này cho phép bạn tùy chỉnh môi trường máy chủ ảo phù hợp với yêu cầu của dự án hoặc ứng dụng cụ thể. Việc lựa chọn hệ điều hành và ứng dụng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn chạy các ứng dụng phát triển dựa trên mã nguồn mở, hệ điều hành Linux, Ubuntu thường là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu đặc biệt, cũng có thể chọn các hệ điều hành khác hoặc các phiên bản cụ thể.
Lợi ích của Cloud Server là gì
Mỗi Cloud Server đều được trang bị mạng lưới server có tính chuyên dụng cao. Hầu hết chúng đến từ những thương hiệu danh tiếng trong việc cung cấp thiết bị mạng và máy chủ chất lượng trên toàn cầu như Cisco, IBM, Dell, SuperMicro,... được xây dựng với cấu hình cao và nền tảng mạng (network) mạnh mẽ. Điều này đảm bảo hiệu suất cao và khả năng đáp ứng tốt cho các ứng dụng và dịch vụ được triển khai trên Cloud.
Sự kết hợp của mã hóa dữ liệu, quản lý chặt chẽ đầu ra và vào của dữ liệu cùng với việc triển khai nhiều lớp bảo mật khác nhau như tường lửa, phân loại quyền truy cập, phát hiện xâm nhập, quản lý blacklist, … giúp Cloud Server trở thành một môi trường an toàn, khó khăn cho những hành vi xâm nhập hoặc tấn công từ phía hacker. Trong trường hợp xấu nhất, khi thông tin bị đánh cắp, hacker cũng không thể đọc được mà không có khóa giải mã.
Các nhà cung cấp Cloud Server thường thực hiện việc liên tục cập nhật hệ thống và phần mềm để bảo đảm rằng các lỗ hổng bảo mật mới không được tấn công. Hệ thống cũng được giám sát liên tục để phát hiện các hoạt động bất thường và xâm nhập có thể xảy ra.
Mỗi khi Cloud Server thực hiện việc sao lưu, nó thường tạo ra một phiên bản hình ảnh gọi là “Snapshot”, giúp lưu giữ trạng thái hiện tại của server tại thời điểm sao lưu. Việc sao lưu này đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, doanh nghiệp không cần lo lắng khi gặp rủi ro hoặc dữ liệu bị xâm nhập trái phép. Khi gặp sự cố hoặc cần phục hồi máy chủ về trạng thái cụ thể, việc sử dụng snapshot giúp bạn phục hồi nhanh chóng và hiệu quả. Thay vì phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống và ứng dụng từ đầu, bạn có thể sử dụng snapshot để đưa máy chủ trở lại trạng thái mong muốn.
Dựa vào mục đích và tính chất sử dụng, Cloud Server được chia thành 03 nhóm chính, đó là: Public Cloud Server, Private Cloud Server và Dedicated Cloud Server. Mỗi dạng Server mang một đặc tính riêng, cụ thể:
Đây là máy chủ ảo được hỗ trợ Public Cloud Host ở trên chính hạ tầng máy ảo từ phía nhà cung cấp đám mây public. Public Cloud Server thường mang lại tính linh hoạt cao và khả năng mở rộng dễ dàng, vì doanh nghiệp chỉ phải trả phí dựa trên tài nguyên thực sự sử dụng. Doanh nghiệp sẽ được cung cấp quyền truy cập thông qua giao diện web hoặc trình điều khiển chuyên dụng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo, quản lý và mở rộng các máy chủ ảo theo nhu cầu.
Hiện nay, Public Cloud Server là loại máy chủ ảo phổ biến và được cung cấp bởi các hãng công nghệ lớn như AWS, IBM, Microsoft Azure (Quốc tế), CMC Cloud (Việt Nam),...
Chuyên gia của CMC Cloud đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
Private Cloud Server tương tự như một phiên bản máy tính trong một hệ thống Private Cloud cục bộ. Ở trường hợp này, khách hàng có thể chọn lựa phân phối máy chủ đến các khách hàng khác trong cùng hệ thống.
Private Cloud Server mang lại sự kiểm soát, bảo mật cao hơn trong việc triển khai và quản lý máy chủ đám mây so với public Cloud Server, phù hợp cho các doanh nghiệp có yêu cầu đặc biệt về an ninh và bảo mật.
Cloud Server chuyên dụng có thể là một dạng máy ảo vật lý. Chúng thuộc dạng máy ảo chuyên dụng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu triển khai lớp mạng ảo hóa, điều này giúp tùy chỉnh hoặc giảm thiểu những lo ngại về hiệu suất và bảo mật đối với máy chủ ảo.
Hệ thống Cloud Server chuyên dụng này cho phép tinh chỉnh một lượng tài nguyên lớn. Khách hàng có quyền lựa chọn một phiên bản phù hợp theo mục đích sử dụng.
Khi muốn triển khai một hệ thống Cloud Server, cá nhân hoặc doanh nghiệp đều yêu cầu đảm bảo công tác chuẩn bị cơ bản, bao gồm:
Triển khai Cloud Server từ máy chủ vật lý
Nếu trong quá trình xem xét triển khai Cloud Server, doanh nghiệp nghiệp chưa có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật và nguồn lực để tự thực hiện, thì việc thuê dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tin cậy có thể là một lựa chọn tốt hơn.
Dưới đây là một số thông số quan trọng mà doanh nghiệp cần biết trước khi sử dụng, thuê dịch vụ Cloud Server, đó là:
Cụ thể:
CPU chính là “bộ não” của máy chủ, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc tính toán và xử lý dữ liệu trong hệ thống, do đó hiệu suất của CPU ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và khả năng xử lý các tác vụ trên máy chủ đám mây. Khi nói đến CPU, các thông số cần xem xét như:
Trong môi trường đám mây và ảo hóa, vCPU được dùng thay cho CPU - là một khái niệm liên quan đến việc phân chia và quản lý tài nguyên xử lý trung tâm (CPU) của máy chủ vật lý để phục vụ các máy chủ ảo. Tài nguyên này được quản lý bởi hypervisor để phục vụ các máy chủ ảo.
Mỗi máy chủ vật lý có một số lượng CPU vật lý (cores) hoặc luồng xử lý (threads). Khi tạo máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý, các vCPU được tạo ra bằng cách chia sẻ hoặc ảo hóa tài nguyên xử lý của các cores hoặc threads trên máy chủ vật lý.
RAM là yếu tố quan trọng trong môi trường Cloud Server và ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của các ứng dụng và tác vụ. Trong môi trường Cloud Server, cần chú ý:
Doanh nghiệp cần xem xét yêu cầu của các ứng dụng và tổng cộng tất cả những ứng dụng này sẽ quyết định dung lượng RAM cần thiết.
Hệ thống Cloud Storage giữ vai trò quan trọng đối với Cloud Server bởi nó ảnh hưởng tới tốc độ xử lý của server. Có 2 yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm đó là: Dung lượng và loại storage.
Trong đó:
1. Dung lượng (Capacity) Storage: Được đo bằng đo bằng đơn vị gigabyte (GB) hoặc terabyte (TB) (1TB = 1.024GB). Đây là lượng không gian lưu trữ mà Cloud Server có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu, file và ứng dụng. Để lựa chọn dung lượng Storage phù hợp, doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu thực tế của ứng dụng và dữ liệu của mình.
Việc lựa chọn dung lượng Storage cũng cần cân nhắc giữa chi phí và nhu cầu. Dung lượng lớn hơn thường đi kèm với chi phí cao hơn, vì vậy cần tối ưu hóa để đảm bảo không có việc lãng phí tài nguyên.
2. Loại Storage: Có hai loại chính là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive).
Dịch vụ Elastic Compute của CMC Cloud là dịch vụ Cloud Server cho phép doanh nghiệp khởi tạo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo bao gồm bộ vi xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ tạm thời (RAM), dung lượng lưu trữ (Storage) và hệ thống mạng (Networks) mà không cần phải đầu tư thiết bị phần cứng tại trung tâm dữ liệu (Data Center).
CMC Elastic Compute sở hữu phần cứng hiện đại, sử dụng chip intel mới nhất Gold 6130-2.2Ghz và 100% ổ cứng SSD với tốc độ tối thiểu 500MB/s đảm bảo Server luôn vận hành ở tốc độ cao nhất.
Dịch vụ Elastic Compute của CMC Cloud
Khi lựa chọn giữa HDD và SSD, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa tốc độ truy cập và dung lượng. HDD phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu lớn với chi phí thấp hơn. SSD thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh.
=> Xem thêm: Khác biệt giữa Cloud Server và VPS? Giải pháp nào tốt cho doanh nghiệp
Để đảm bảo mức độ hoạt động ổn định của dịch vụ trong suốt quá trình sử dụng, thời gian uptime sẽ phụ thuộc vào 03 yếu tố, đó là:
Thời gian Uptime của hệ thống cloud thường biểu thị dưới dạng phần trăm như 99.95% hoặc 99.99%. Thường thì, mức độ Uptime càng cao thể hiện sự tin cậy của dịch vụ. Tại Việt Nam, CMC Cloud là đơn vị đang đảm bảo thời gian uptime của hệ thống luôn sẵn sàng tối thiểu ở mức 99,99%theo cam kết dịch vụ dành cho khách hàng. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 đảm bảo mọi hoạt động vận hành của doanh nghiệp luôn được thông suốt.
Với bất kỳ hệ thống, thiết bị nào đều có xác suất gặp lỗi trong quá trình vận hành. Trong môi trường Cloud Server, hỗ trợ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mọi hoạt động trong đám mây ổn định và xuyên suốt.
Một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đáng tin cậy nên có một quy trình hỗ trợ rõ ràng, liên hệ nhanh chóng cùng đội ngũ chuyên gia hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm. Thời gian hỗ trợ 24/7 là yếu tố cần quan tâm để đảm bảo rằng dịch vụ của doanh nghiệp không bị gián đoạn, và có thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào khi cần, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
Việc lựa chọn một Cloud Server tốt nhất sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Tuy nhiên, sự lựa chọn này thường phụ thuộc vào việc kết hợp giữa nhiều yếu tố như: ngân sách mà doanh nghiệp có khả năng chi trả, cấu hình công nghệ và độ uy tín của nhà cung cấp Cloud Server.
Như đã đề cập trước đó, trong thực tế có 03 dạng là Public, Private và Dedicated, nhưng thường có hai dạng sử dụng nhiều của Cloud Server là: đám mây công cộng (Public cloud) và đám mây riêng tư (Private Cloud). Đám mây công cộng thường được triển khai bởi các nhà cung cấp bên thứ ba, họ chính là người sở hữu và quản lý cả máy chủ lẫn cơ sở hạ tầng liên quan. Doanh nghiệp được phép sử dụng dịch vụ theo nhu cầu của mình.
Trong khi đó, đám mây riêng tư là việc triển khai máy chủ đám mây trong môi trường riêng tư, không được chia sẻ với người dùng khác hoặc tổ chức khác. Điều này tạo ra một môi trường bảo mật cao hơn, vì doanh nghiệp có kiểm soát toàn quyền đối với máy chủ và tài nguyên của mình.
Lựa chọn Cloud Server phù hợp với chiến lược kinh doanh
Dưới đây là các bước doanh nghiệp có thể tham khảo trước khi thực hiện lựa chọn một Cloud Server:
Nếu doanh nghiệp chưa rõ hoặc còn nhiều vấn đề cần hỗ trợ, giải đáp thì hãy liên hệ đến các nhà cung cấp dịch vụ để được tư vấn cụ thể hơn, lúc đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên các thông tin trao đổi từ hai bên.
Với bệ phóng là CMC Telecom - một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam, CMC Cloud là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server tin cậy, trong đó:
CMC Cloud Server cam kết hệ thống luôn ổn định và sẵn sàng ở mức tối thiểu Uptime 99,99% đi kèm chính sách bồi thường rõ ràng. Máy chủ ảo Cloud Server của CMC Cloud có khả năng mở rộng linh hoạt, cung cấp băng thông lớn, tốc độ đường ổn định cho doanh nghiệp.
Hệ thống phần cứng hiện đại và tối tân nhất với Chip Intel và sử dụng 100% ổ cứng SSD tốc độ tối thiểu 500MB/s đảm bảo Server luôn vận hành ở tốc độ cao nhất.
CMC Cloud cung cấp hơn 25+ dịch vụ hạ tầng CNTT toàn diện và linh hoạt trên nền tảng điện toán đám mây. Các dịch vụ Cloud Server chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế an toàn, bảo mật và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Quý khách được ưu đãi, tiết kiệm chi phí đến 70% và miễn phí dùng thử 30 ngày khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại CMC Cloud, bao gồm:
>> Xem chi tiết ưu đãi và đăng ký dùng thử MIỄN PHÍ tại đây
CMC Cloud cung cấp dịch vụ Cloud Server toàn diện và linh hoạt
Tổng kết, khái niệm Cloud Server là gì và những vấn đề xoay quanh dịch vụ máy chủ đám mây đã được giải đáp. Có thể thấy, Cloud server không chỉ là một cơ hội để gia tăng hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và thay đổi cách thế giới tiếp cận với công nghệ. Với khả năng cung cấp tài nguyên mạnh mẽ, linh hoạt cùng tính bảo mật cao, Cloud Server đã và đang thay đổi cách doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số trong tương lai.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách