banner-news

Trong bài này

    Điện toán đám mây là gì? Tại sao điện toán đám mây cần thiết

    08/02/2023

    Điện toán đám mây là gì được đặt ra khi trong thời đại công nghệ số bùng nổ. Trên thực tế, chúng ta đang sử dụng công nghệ điện toán đám mây hằng ngày như Instagram, Google Drive, Facebook,.... Đây là một giải pháp công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp, một mô hình công nghệ mang nhiều lợi ích vượt trội trong việc nâng cao hiệu suất công viẹc và tối ưu chi phí. Cùng tìm hiểu rõ hơn về điện toán đám mây qua bài viết sau.  

    Điện toán đám mây là gì?

    Điện toán đám mây là gì?

    Điện toán đám mây (Dịch sang tiếng anh: Cloud Computing).
    Điện toán đám mây là một thuật ngữ công nghệ để chỉ việc cung cấp các dịch vụ điện toán bao gồm máy chủ (server), lưu trữ (storage), cơ sở dữ liệu (database), mạng (networking), phần mềm,... qua internet nhằm mang đến sự linh hoạt, khả năng mở rộng không giới hạn so với cơ sở hạ tầng truyền thống.

    Với điện toán đám mây, khách hàng thường chỉ trả tiền cho các dịch vụ đám mây mà họ sử dụng (theo hình thức thanh toán Pay as you go) từ nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó, người dùng loại bỏ được khâu mua sắm, vận hành và bảo trì các trung tâm dữ liệu hay máy chủ vật lý tại chỗ.

    Theo như cách truyền thống, các doanh nghiệp tổ chức thường cài đặt tất cả phần mềm ứng dụng ở các cụm máy chủ (server) của họ. Giả sử, một doanh nghiệp có 1 hệ thống máy chủ, 2 doanh nghiệp sẽ là thành 2, và 5.000 doanh nghiệp sẽ sở hữu số lượng máy chủ tương ứng. Do đó, để giúp giảm tải chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ từ các doanh nghiệp riêng lẻ, điện toán đám mây ra đời. 

    Lịch sử ra đời của điện toán đám mây

    Khái niệm công nghệ điện toán đám mây ra đời từ đầu những năm 1960, khi Tiến sĩ Joseph Carl Robnett Licklider - một nhà khoa học máy tính và nhà tâm lý học người Mỹ được mệnh danh là 'cha đẻ của điện toán đám mây', giới thiệu những ý tưởng về mạng lưới toàn cầu trong một loạt bản ghi thảo luận về “Intergalactic Computer Network - hệ thống máy tính thiên hà”. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 2000, cơ sở hạ tầng đám mây hiện đại dành cho doanh nghiệp mới xuất hiện.

    Năm 2002, Amazon Web Services (AWS) ra mắt dịch vụ điện toán và lưu trữ dựa trên đám mây. Năm 2006, hãng giới thiệu dịch vụ Elastic Computing Cloud (EC2) - sản phẩm cho phép khách hàng thuê máy tính ảo để chạy ứng dụng của họ. 

    Cùng năm đó, Google giới thiệu bộ Google Apps (hiện gọi là Google Workspace) - một bộ ứng dụng năng suất SaaS. 

    Năm 2009, Microsoft ra mắt ứng dụng SaaS đầu tiên của mình, Microsoft Office 2011. Chuyển nhanh đến ngày hôm nay và Gartner dự đoán chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho đám mây công cộng (public cloud) sẽ đạt tổng cộng 679 tỷ USD, dự kiến ​​vượt quá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

    Lịch sử ra đời của công nghệ điện toán đám mây

    Ưu điểm của điện toán đám mây  

    Sự phát triển của điện toán đám mây mang đến nhiều ưu điểm từ sự mở rộng linh hoạt, tiết kiệm chi phí và truy cập dễ dàng. Cụ thể:  

    Tối ưu chi phí 

    Doanh nghiệp chỉ cần chi trả những dịch vụ, tài nguyên theo nhu cầu mà không phải đầu tư chi phí ban đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như lắp đặt hệ thống, vận hành và duy trì máy chủ vật lý. 

    Truy cập đa phương tiện

    Sự độc lập giữa thiết bị truy cập và vị trí lưu trữ của điện toán đám mây giúp khách hàng linh hoạt trong việc truy cập hệ thống ở thiết bị nào (PC, mobile, tablet) và ở bất kỳ đâu với kết nối internet.

    Tính linh hoạt 

    Sự linh hoạt thể hiện trong việc tài nguyên tăng giảm theo nhu cầu thực tế của người dùng. Do đó, có thể đáp ứng tự động sát nhất với nhu cầu khách hàng tại mọi thời điểm mà không yêu cầu cài đặt thêm phần cứng hay người dùng phải có bất kỳ kỹ năng chuyên môn nào cho quá trình này.

    Tính sẵn sàng cao 

    Hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín luôn có cơ chế dự phòng sao lưu dữ liệu (backup) thường xuyên. Từ đó hệ thống thông tin dữ liệu được khôi phục nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố hay thảm họa. 

    Không gian lưu trữ lớn

    Sức chứa dữ liệu của điện toán đám mây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như gói dịch của nhà cung cấp và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên không gian lưu trữ dữ liệu của đám mây là không giới hạn, cho phép mở rộng dung lượng lưu trữ bất cứ thời điểm nào, tăng và giảm tài nguyên khi cần thiết. 

    An toàn bảo mật cao 

    Những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín dành nhiều nguồn lực cho việc giải quyết những vấn đề về bảo mật mà khách hàng chưa đủ chi phí để thực hiện. Các nhà cung cấp đầu tư các trung tâm dữ liệu (Data center) với hệ thống bảo mật nhiều tầng, đảm bảo an toàn cao hơn so với những doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực công nghệ. 

    Bảo mật đám mây với CMC Cloud 

    Nhược điểm của điện toán đám mây  

    Mặc dù đám mây mang lại nhiều lợi ích nhưng không tránh khỏi một số hạn chế: 

    Vấn đề về kết nối internet

    Như đã nói, sử dụng đám mây yêu cầu một kết nối internet ổn định và băng thông đủ lớn để truy cập dịch vụ mượt mà nhanh chóng. Khi xảy ra vấn đề về đường truyền, hoạt động vận hành của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn. 

    Vấn đề về kỹ thuật 

    Trên thực tế, hệ thống Cloud computing được xây dựng từ một hệ thống máy chủ vật lý, các siêu máy tính do nhà cung cấp dịch vụ đám mây triển khai, do đó một số lỗi kỹ thuật có thể xảy ra như sự cố phần cứng phần mềm, lỗi cấu hình hệ thống, sự cố mạng, xung đột giữa các thành phần,... Ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất cũng khó tránh được các lỗi này, mặc dù có thể họ vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn bảo trì cao. 

    Những lỗi này xảy ra yêu cầu sự can thiệp và khắc phục từ các chuyên gia kỹ thuật cao của nhà cung cấp dịch vụ đó. Tuy nhiên, đối với nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu (Ví dụ: Tại Việt Nam có CMC Cloud), họ thường có hệ thống giám sát, cảnh báo 24/7 cùng quy trình xử lý sự cố chuyên nghiệp, đảm bảo xử lý lỗi nhanh chóng và kịp thời.   

    Vấn đề về bảo mật 

    Tuân thủ bảo mật là vấn đề quan trọng của công nghệ đám mây. Trước khi sử dụng công nghệ này, khách hàng cần hiểu rằng sẽ phải đưa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp lên hệ thống Cloud của nhà cung cấp. Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp vấn đề về rò rỉ vi phạm dữ . Do đó, doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp tin cậy để đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn.

    Hiểu điện toán đám mây là gì? Ưu nhược điểm

    Phân loại mô hình điện toán đám mây  

    Điện toán đám mây được phân loại theo mô hình triển khai và mô hình dịch vụ. Cụ thể:   

    Mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây 

    Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây được chia làm 3 loại chính: SaaS, PaaS và IaaS.  

    Trong đó:

    • SaaS: Mô hình phần mềm dựa trên nền tảng điện toán đám mây để cung cấp các ứng dụng đến người dùng cuối thông qua internet. SaaS là dịch vụ đám mây phổ biến và được sử dụng hằng ngày. 

    Một số ví dụ như , CMC Cloud camera, CMC-contract, Salesforce, Dropbox, Google Docs, Microsoft 365. 

    • PaaS: Mô hình đám mây hỗ trợ phát triển và triển khai ứng dụng web. PaaS hỗ trợ xây dựng, thử nghiệm, triển khai, quản lý và cập nhật toàn bộ vòng đời của ứng dụng ở một nơi. 

    Ví dụ như Google App Engine, Windows Azure, CMC ChatBot,... 

    • IaaS: Cung cấp cho khách hàng cơ sở hạ tầng máy tính cơ bản như máy chủ, phần cứng, lưu trữ. IaaS cung cấp quyền truy cập ở mọi nền tảng và ứng dụng lớn mà không cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý tại chỗ (on-premise). 

    Ví dụ như Google Compute Engine, Amazon EC2, CMC Cloud Storage S3, CMC Elastic Compute (Cloud Server), CMC Elastic GPU,... 

    Mô hình SaaS, PaaS, IaaS 

    Mô hình triển khai điện toán đám mây 

    Mô hình triển khai điện toán đám mây bao gồm Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud.  

    Trong đó: 

    • Public Cloud (Đám mây công cộng): Mô hình triển khai trong đó các tài nguyên và dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Cloud và được chia sẻ với nhiều khách hàng. Họ được phép truy cập và sử dụng các dịch vụ này thông qua internet. Public cloud có tính linh hoạt cao, cho phép mở rộng tài nguyên theo nhu cầu và thanh toán theo mô hình dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
    • Private Cloud (Đám mây riêng): Mô hình trong đó tài nguyên đám mây chỉ được sử dụng bởi một tổ chức cụ thể, không chia sẻ rộng như như Public Cloud. Các tài nguyên đám mây riêng có thể được triển khai ở data center tại chỗ của doanh nghiệp hoặc qua dịch vụ Private Cloud từ nhà cung cấp.
    • Hybrid Cloud (Đám mây lai): Mô hình với sự kết hợp giữa 2 hoặc nhiều mô hình đám mây, (có thể là đám mây riêng và đám mây công cộng), giúp tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế của từng mô hình đơn lẻ. 
    • Community Cloud (Đám mây cộng đồng): Mô hình với tài nguyên đám mây được chia sẻ và sử dụng bởi một nhóm người dùng, tổ chức khác nhau. Ví dụ doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính sẽ chia sẻ chung một đám mây để thuận tiện trao đổi dữ liệu, hoặc những công ty thành viên trong cùng một tập đoàn có thể triển khai mô hình đám mây cộng đồng.

    Điện toán đám mây hoạt động thế nào?

    Điện toán đám mây hoạt động theo mô hình phân phối tài nguyên, có nghĩa là nhà cung cấp cung cấp (Ví dụ CMC Cloud) cung cấp tài nguyên như lưu trữ, ứng dụng, tính toán,… cho cá nhân và doanh nghiệp thông qua internet. Khách hàng có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên này ở mọi nơi, mọi thời điểm.

    Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của công nghệ đám mây, cùng xem các thành phần chính của nó, bao gồm: 

    • Front End: Là giao diện người dùng truy cập và tương tác với hệ thống điện toán đám mây, gồm các công cụ như máy tính, trình duyệt web hay ứng dụng di động.
    • Back End: Là phần sau của hệ thống điện toán đám mây nằm ở nhà cung cấp dịch vụ mà người dùng không nhìn thấy. Back end bao gồm hệ thống máy chủ (Server), lưu trữ dữ liệu (storage), ứng dụng và các phần mềm hỗ trợ. 
    • Network: Là mạng kết nối giữa Front End và Back End. Nó đảm bảo việc truyền dữ liệu và tương tác giữa người dùng và hệ thống đám mây.

    Tất cả các tính năng này được quản lý bởi một máy chủ trung tâm. Máy chủ trung tâm có vai trò quản lý lưu lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng đảm bảo rằng mọi ứng dụng, dịch vụ khác vận hành trơn tru. Máy chủ trung tâm được trợ giúp bởi Middleware cho phép máy tính mạng giao tiếp với nhau.

    Middleware là những đoạn mã trung gian nằm giữa request (yêu cầu) và responses (phản hồi) có chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ cho những middleware tiếp theo hay cho chính request/response đó. Middleware được sử dụng trong các framework như Express (Nodejs), Django (Python) và Laravel (PHP) cho phép tạo ra các ứng dụng web dễ dàng mở rộng và linh hoạt, tối giản số lượng dòng code phải viết trong các ứng dụng. 

    Dưới đây là cách thức hoạt động của điện toán đám mây:

    • Cung cấp tài nguyên: Nhà cung cấp dịch vụ đám mây xây dựng và duy trì hạ tầng máy chủ (server), lưu trữ (storage), mạng (network),… tại trung tâm dữ liệu.
    • Quản lý tài nguyên: Nhà cung cấp đám mây quản lý và phân phối các tài nguyên dựa trên nhu cầu sử dụng của người dùng và họ có thể tăng/giảm số lượng tài nguyên đó theo nhu cầu thực tế.
    • Truy cập qua internet: Người dùng truy cập các dịch vụ và ứng dụng đám mây từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, như máy tính cá nhân, điện thoại, máy tính bảng,…
    • Thanh toán theo thực tế: Người dùng chỉ trả chi phí theo hình thức dùng bao nhiêu tài nguyên trả bấy nhiêu tiền (pay as you go), tương tự như việc trả tiền cho các dịch vụ công cộng như điện, nước. Việc tính toán chi phí này thông qua một hệ thống Billing của các nhà cung cấp dịch vụ. Có nghĩa là người dùng không cần mất phí đầu tư ban đầu và còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trong quá trình sử dụng. 
    • Linh hoạt và mở rộng: Tăng giảm tài nguyên theo nhu cầu một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong mọi thời điểm.
    • Bảo mật và bảo vệ dữ liệu: Nhà cung cấp dịch vụ đám mây tin cậy (CMC Cloud tại Việt Nam) thường xây dựng và cung cấp các biện pháp bảo mật tốt nhất, bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư cho người dùng.

    Điện toán đám mây và ví dụ

    Google Drive, Microsoft 365, Dropbox, Adobe Creative Cloud, Netflix,.. là những ví dụ của dịch vụ điện toán đám mây trong cuộc sống. 

    Ví dụ cụ thể hơn về ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp là việc sử dụng công cụ Microsoft 365. Với Microsoft 365, các cá nhân doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng các công cụ ứng dụng văn phòng phổ biến như Excel, Word, và PowerPoint,... chỉ với kết nối internet. 

    Microsoft 365 giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí về cơ sở hạ tầng và quản lý phần mềm, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc. 

    Tại Việt Nam, CMC Telecom hiện là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (cloud computing) Cấp I tại Việt Nam (Cloud Solution Provider Tier 1) cho khách hàng trong nước và quốc tế. 

    >> Tham khảo thêm: Các ví dụ cụ thể về điện toán đám mây 

    Điện toán đám mây và ứng dụng 

    Các tổ chức ở mọi ngành, mọi quy mô ứng dụng điện toán đám mây với nhiều mục đích khác nhau như:  

    Cơ sở dữ liệu (Database)

    Doanh nghiệp thường lưu trữ và vận hành một lượng dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên với doanh nghiệp có ngân sách hạn chế, chưa có đội ngũ chuyên môn cao để giải quyết thì việc lựa chọn cơ sở dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây là phù hợp. Trách nhiệm duy nhất của khách hàng là xử lý khối lượng dữ liệu sao cho chính xác. 

    Phát triển và kiểm thử phần mềm

    Hình thức kiểm thử dựa trên điện toán đám mây để đánh giá các ứng dụng web về khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật. Quy trình kiểm tra đám mây khác nhau cho phép các nhà phát triển kiểm tra phần cứng, phần mềm mà không bị ràng buộc nhiều về chi phí chạy thử nghiệm.

    Phân tích các dữ liệu lớn (Big Data)

    Đám mây được ứng dụng để lưu trữ, xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn, phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau. Big Data là thuật ngữ dùng để miêu tả các tệp dữ liệu rất lớn, phức tạp mà các phương pháp truyền thống khó có thể xử lý hiệu quả.

    Khi áp dụng Cloud, các tổ chức doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh tính toán và khả năng mở rộng linh hoạt của hạ tầng đám mây để xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Các dịch vụ đám mây, như dịch vụ đám mây công cụ phân tích dữ liệu (Cloud-based data analytics services) và máy chủ đám mây giúp xử lý lượng khối lượng dữ liệu khổng lồ mà doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng riêng.

    Lưu trữ dữ liệu

    Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp chú trọng vào việc đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến. Với công nghệ điện toán đám mây, cho phép doanh nghiệp cập nhật và lưu trữ website nhanh chóng với chi phí thấp. Ứng dụng Autoscaling của CMC Cloud giúp đáp ứng nhanh chóng sự tăng trưởng lưu lượng truy cập đột biến vào website hay trang thương mại điện tử vào thời điểm vàng. 

    Ứng dụng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp lưu trữ web an toàn và giảm thiểu rủi ro khi máy chủ gặp sự cố. Nếu có sự cố với máy chủ, đám mây cho phép chuyển đổi sang máy chủ khác, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (Downtime) của website. Đảm bảo website vẫn hoạt động ổn định, không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Các ứng dụng của đám mây trong ngành y tế

    Câu hỏi về điện toán đám mây    

    Tìm hiểu về điện toán đám mây chi tiết hơn qua các câu hỏi thường gặp: 

    1. Điện toán đám mây có bảo mật không?

    Các nhà cung cấp đám mây tin cậy ngày này luôn đặt mức độ ưu tiên cao về vấn đề bảo mật. Họ cũng tuân thủ quy định pháp luật về quyền riêng tư và áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt nhất trong việc bảo vệ dữ liệu. Do đó điện toán đám mây được coi là là dịch vụ an toàn và bảo mật cho người dùng 

    CMC Cloud dựa trên mã hóa đã phát triển các giao thức bảo mật phức tạp và xác thực để đảm bảo an toàn bảo mật dữ liệu cao nhất cho khách hàng. 

    Do đó, việc lựa chọn nhà cung cấp đám mây uy tín chuyên nghiệp là điều quan trọng để đảm bảo dữ liệu của cá nhân doanh nghiệp được bảo vệ.   

    2. Ai có thể sử dụng dịch vụ điện toán đám mây? 

    Điện toán đám mây phù hợp với mọi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức muốn tận dụng lợi ích về tính linh hoạt, tối ưu hi phí và khả năng truy cập linh hoạt từ mọi nơi và mọi thiết bị. Cụ thể: 

    • Doanh nghiệp start up, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh 
    • Nhà phát triển phần mềm có thể sử dụng đám mây để phát triển, thử nghiệm và quản lý ứng dụng. 
    • Người dùng cá nhân muốn lưu trữ, chia sẻ file và truy cập vào app từ mọi thiết bị có kết nối internet. Thông thường, với nhu cầu này mô hình SaaS là phù hợp. 

    3. Làm sao để chuyển đổi sang điện toán đám mây?

    Để chuyển đổi sang đám mây, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu, chiến lược và tìm hiểu các dịch vụ đám mây phù hợp. Sau đó, doanh nghiệp có thể chuyển dữ liệu và ứng dụng lên đám mây và bắt đầu sử dụng dịch vụ.

    Để được tư vấn và hỗ trợ "chuyển nhà" lên Cloud miễn phí, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ. Tại CMC Cloud, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp qua website: https://cmccloud.vn/lien-he 

    4. Chi phí sử dụng điện toán đám mây? 

    Chi phí sử dụng dịch vụ đám mây phụ thuộc vào loại dịch vụ và nhu cầu về tài nguyên của doanh nghiệp. Thông thường, chi phí này là tối ưu hơn so với việc tự xây dựng cơ sở hạ tầng tại chỗ. 

    5. Có thể tích hợp điện toán đám mây với các giải pháp CNTT khác không?

    Có, điện toán đám mây có thể tích hợp với các giải pháp CNTT khác để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.

    6. Lưu ý khi thuê dịch vụ điện toán đám mây

    Khi thuê điện toán đám mây, có một số lưu ý để đảm bảo việc triển khai và sử dụng đám mây hiệu quả nhất:   

    • Tìm hiểu về mức độ tin cậy, an toàn và khả năng đáp ứng của nhà cung cấp dịch vụ đám mây liệu có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. 
    • Dịch vụ đám mây đòi hỏi việc chia sẻ dữ liệu với nhà cung cấp. Do đó, cần đảm bảo về bảo mật, tuân thủ quy định về quyền riêng tư cho khách hàng.
    • Cuối cùng, cân nhắc về khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Hãy đảm bảo rằng mô hình đám mây mà bạn đáp ứng kịp thời sự thay đổi quy mô doanh nghiệp.

    Liên hệ CMC Cloud để tìm hiểu về điện toán đám mây

    Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

    Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín tại Việt Nam như CMC Cloud - cung cấp hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện, một nền tảng mở cho phép doanh nghiệp tùy biến và quản trị dễ dàng dịch vụ đám mây tại Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, một số nhà cung cấp khác tại như Viettel Cloud, VNPT Cloud, FPT Cloud mà doanh nghiệp có thể tham khảo. 

    Trung tâm dữ liệu (Data Center) của CMC Cloud 

    Tổng kết, Khái niệm điện toán đám mây là gì đã được giải đáp. Cloud không chỉ là một công nghệ tiên tiến, mà đang trở thành một xu hướng trong thế giới hiện đại. Công nghệ này giúp tối ưu chi phí, tăng tính linh hoạt so với việc xây dựng hạ tầng máy chủ riêng.

    Nếu khách hàng còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tài liệu về điện toán đám mây, vui lòng kết nối với các chuyên gia của CMC Cloud để được giải đáp.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ. 

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn