banner-news

Trong bài này

    Thị trường Digital Transformation | Hardware và Software IT Service

    08/10/2023

    Quy mô thị trường digital transformation (chuyển đổi số) toàn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 2,27 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 8,92 nghìn tỷ USD năm 2030, đạt tốc độ CAGR là 21,6%. Cùng với bước nhảy vọt trong tương lai của digital transformation, triển vọng của ngành hardware & software IT service cũng sẽ tăng lên. 

    Tổng quan về thị trường digital transformation

    Thông tin thị trường Digital Transformation:

    Quy mô thị trường digital transformation (chuyển đổi số) toàn cầu đạt 1,91 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Quy mô thị trường này được dự đoán sẽ tăng từ 2,27 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 8,92 nghìn tỷ USD năm 2030, đạt tốc độ CAGR là 21,6%. 

    Digital transformation đề cập đến việc tích hợp các công nghệ số tiên tiến như AI, cloud computing, IoT,... vào quy trình kinh doanh nhằm mang lại giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp. Việc áp dụng một loạt các công nghệ tiên tiến đang thúc đẩy tăng trưởng thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp cũng đã và đang chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến hỗ trợ tăng trưởng thị trường. Những công ty chuyển đổi số thành công hàng đầu trên thế giới tung ra các giải pháp AI và IoT-based để số hoá, có thể lấy ví dụ:

    • Vào tháng 5 năm 2021, tập đoàn IBM (là tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại New York, Mỹ) đã ra mắt cloud và AI như một dịch vụ nhằm hiện đại hoá hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ này đã giúp tự động hoá các công việc của doanh nghiệp với chatbot AI và trợ lý ảo trong bối cảnh đại dịch.
    • Vào tháng 6 năm 2022, Siemens (là tập đoàn công nghệ toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và y tế. Và đặc biệt, Siemens đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1979) ra mắt nền tảng kinh doanh chuyển đổi số Xcelerator nhằm tăng tốc công nghệ số. Nền tảng kinh doanh số giúp quản lý các hoạt động kinh doanh có thể mở rộng một cách dễ dàng. Siemens Xcelerator bao gồm các dịch vụ hardware, software và digital technology dựa trên IoT.

    Thị trường Digital Transformation từ tác động của covid-19

    Thị trường Digital Transformation từ tác động của covid-19

    Các tổ chức toàn cầu phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách do tình trạng bị lockdown liên tục trong một thời gian dài khi bối cảnh Covid-19 hoành hành. Trong thời gian này, các tổ chức đã yêu cầu nhân viên work from home (làm việc tại nhà). Do đó, để quản lý lực lượng lao động từ xa, một số doanh nghiệp CNTT đã lên kế hoạch áp dụng software as a service (SaaS - phần mềm dưới dạng dịch vụ) và infrasture as a service (IaaS - cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ). 

    Năm 2020, theo khảo sát của tập đoàn Deloitte ở Mỹ (một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới), 75% tổ chức CNTT đã áp dụng nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa của nhân sự. Những nhân viên làm việc từ xa đã sử dụng các giải pháp hệ thống để quản lý một số task (nhiệm vụ). Các giải pháp liên quan đến đến các công nghệ tiên tiến khác nhau, ví dụ: AI, cloud computing, công cụ big data và các khả năng giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.

    Yếu tố thúc đẩy phát triển: Cloud & IoT

    • Tăng cường áp dụng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cloud, IoT đã thúc đẩy sự tăng trưởng.
    • Sự kết hợp giữa công nghệ cloud và IoT giúp cải thiện chức năng, năng lực và tính linh hoạt của nhiều ngành, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng cloud. Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cloud với mục đích để đạt được low latency (độ trễ thấp), tốc độ nhanh hơn và sở hữu nhiều dung lượng hơn.  

    Yếu tố hạn chế sự phát triển của digital transformation

    Những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu liên quan đến công nghệ số cản trở sự phát triển của thị trường digital transformation.

    Vấn đề về bảo mật đối với dữ liệu của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình áp dụng công nghệ số. Các công nghệ IoT, cloud, AI hay blockchain đang ngày càng phổ biến với tốc độ chóng mặt, đòi hỏi sự bảo mật và quyền riêng tư tốt hơn nhằm giảm thiểu các cuộc tấn công mạng (cyber-attacks) và xâm phạm dữ liệu (data breaches).

    Theo báo cáo của Forbes năm 2021, chi tiêu của các doanh nghiệp đầu tư về cybersecurity đã vượt quá 1 nghìn tỷ USD từ năm 2017 đến năm 2021. Hơn nữa, tổng chi phí hàng năm đầu tư vào quá trình bắt giữ tội phạm mạng trên toàn cầu đã tăng lên 6 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Mối lo ngại gia tăng về bảo mật dữ liệu, vi phạm dữ liệu và các cuộc tấn công mạng vào các công nghệ tiên tiến làm cản trở sự tăng trưởng của thị trường digital transformation toàn cầu.

    Phân tích thị trường Digital Transformation

    Theo phân tích công nghệ

    Thị trường digital transformation được phân chia thành: cloud computing, big data, analytics (phân tích), cybersecurity, trí tuệ nhân tạo AI, Internet of Things (IoT), business intelligence (BI) và chuỗi blockchain dựa trên công nghệ.

    Việc áp dụng các thiết bị IoT ngày càng tăng và sự gia tăng trong việc tạo ra khối lượng data dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng của thị trường cloud-based digital transformation. Các thiết bị IoT tạo ra lượng data khổng lồ và đồng nghĩa với việc đó là việc cần thêm không gian để lưu trữ. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), số lượng thiết bị IoT, sensor (cảm biến) và actuator (bộ truyền động) được lắp đặt vào năm 2022 là 42,62 tỷ. Một sự gia tăng đáng kể so với con số năm 2021 và 2020, lần lượt là 35,82 tỷ và 30,73 tỷ, dự kiến sẽ đạt 75,44 tỷ vào năm 2025.

    Theo phân tích loại hình doanh nghiệp

    Dựa trên loại hình doanh nghiệp, thị trường được chia ra thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

    Phân khúc doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường toàn cầu. Dự đoán này đến từ việc áp dụng số hoá ngày càng tăng cùng với việc triển khai các công nghệ tiên tiến như cloud computing, AI, IoT của các doanh nghiệp lớn.

    Phân khúc doanh nghiệp SME cũng đang phát triển với tốc độ CAGR vừa phải trong giai đoạn được dự báo. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các công ty khởi nghiệp đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc triển khai công nghệ số trong hoạt động kinh doanh của họ.

    Theo phân tích loại hình dịch vụ triển khai

    Loại hình on-premise và cloud

    Dựa trên loại hình dịch vụ triển khai, thị trường digital transformation được chia thành on-premise và cloud-based.

    Phân khúc on-premise thống trị thị trường toàn cầu vào năm 2021. Ban đầu, các doanh nghiệp trên toàn cầu chọn triển khai on-premise như một giải pháp số nhờ vào tính năng bảo mật và tuỳ chỉnh linh hoạt của loại hình này.

    Tuy nhiên, phân khúc cloud hiện đang tăng trưởng và được dự đoán sẽ còn tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cloud ngày càng tăng cùng với sự chuyển dịch nhanh chóng của khối lượng kinh doanh từ on-premise sang cloud nhằm thúc đẩy tăng trưởng thị trường.

    Ví dụ, vào tháng 10 năm 2022, tập đoàn điện toán đám mây của Amazon.com đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD để tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng cloud ở Thái Lan. Công ty có kế hoạch đầu tư, xây dựng data center và cơ sở hạ tầng cloud tại Bangkok để giúp khách hàng lưu trữ dữ liệu một cách an toàn.

    Theo phân tích ngành

    Dựa trên ngành, thị trường được phân loại thành IT và viễn thông, BFSI - Ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, bán lẻ và tiêu dùng, vận tải và logistic, Government, y tế và các ngành khác (truyền thông và giải trí, dầu khí).

    Phân khúc BFSI chiếm thị phần lớn nhất do BFSI ngày càng áp dụng các thiết bị thông minh vào trong quy trình vận hành.

    Theo sau là IT và viễn thông chiếm thị phần khá nhỉnh trên biểu đồ. Riêng về thị trường IT service được dự báo là phân khúc thị trường tiềm năng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số. Cùng với đó là phân khúc y tế được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong giai đoạn được dự báo.

    Thị trường Hardware & Software IT Service

    Thị trường Hardware & Software IT Service

    Ngành công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm một loạt các doanh nghiệp sản xuất software (phần mềm) và hardware (phần cứng). Sự tiến bộ mang tính tiên phong trong lĩnh vực software service (dịch vụ phần mềm) đã khiến ngành này phát triển khá mạnh mẽ. Lý do giúp ngành IT service tiềm năng này phát triển mạnh mẽ được là nhờ việc các công ty đang có xu hướng outsourcing (gia công phần mềm) để tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Outsourcing IT đã có tác động to lớn đến triển vọng tài chính của ngành hardware & software IT service, vì nó giúp đạt được các mục tiêu nhất định, cung cấp dịch vụ và thực hiện nhiệm vụ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

    Theo dữ liệu gần đây thu được, nhu cầu outsourcing software development service (thuê ngoài dịch vụ phát triển phần mềm) đã tăng lên khi ngày càng có nhiều công ty cần điều chỉnh kế hoạch chiến lược của họ với các dịch vụ vận hành. Các doanh nghiệp ngày nay phụ thuộc vào các công ty phần mềm để cung cấp dịch vụ. Vì những dịch vụ này giúp giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý dự án.

    Trong khi digital transformation và hiện đại hóa có bước nhảy vọt trong tương lai, triển vọng của ngành hardware & software IT service sẽ tăng lên. Các công nghệ data-driven hiện tại đang chuyển đổi các quy trình để tiến hành kinh doanh.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn