banner-news

Trong bài này

    Cách tự tạo Cloud Server lưu trữ dữ liệu cá nhân trên máy tính [Update 2024]

    20/05/2020

    Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ Cloud Server được cung cấp, cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp. Nhưng nếu bạn đang muốn có tìm cách tự tạo Cloud Server cá nhân trên máy tính để lưu trữ dữ liệu của mình, sở hữu và tự quản lý hệ thống, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện điều đó. Hãy cùng bắt đầu tạo Cloud Server dành cho riêng bạn ngay hôm nay.

    7 bước tự tạo Cloud Server cá nhân lưu trữ dữ liệu

    Bước 1: Lựa chọn nền tảng lưu trữ (Storage Platform)

    Bắt đầu hành trình tự tạo Cloud Server cá nhân bằng cách quyết định xem liệu bạn sẽ sử dụng nền tảng phần mềm (software Platform) nào để quản lý việc lưu trữ dữ liệu cá nhân trong đám mây.

    Hiện nay, có nhiều nền tảng mã nguồn mở và nền tảng thương mại được thiết kế cho mục đích này. Một số ví dụ phổ biến như: Owncloud, Nextcloud hay Seafile,... Bạn có thể thiết lập một giao thức chia sẻ file đơn giản bằng cách sử dụng các giao thức được tích hợp sẵn trong hệ điều hành (Ví dụ: NFS cho hệ thống Linux hoặc Samba/CIFS cho thiết bị Windows), tuy nhiên, cách này yêu cầu bạn phải cài đặt và cấu hình nhiều hơn.

    >> Xem thêm: Cloud Server là gì? Lưu ý khi triển khai máy chủ ảo Cloud Server 

    Bước 2: Lựa chọn phần cứng (Hardware Device)

    Tiếp theo, hãy chọn một thiết bị phần cứng (Hoặc một thiết bị đa chức năng, nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống đám mây cá nhân với nhiều máy chủ), và đảm bảo rằng thiết bị này có khả năng tương thích với nền tảng lưu trữ (Storage Platform) mà bạn muốn sử dụng.

    Đối với nhu cầu lưu trữ dữ liệu quy mô nhỏ, một chiếc laptop dự phòng hoặc máy tính để bàn (PC) có thể đáp ứng được điều này. Tuy nhiên, nếu bạn cần lưu trữ một lượng lớn dữ liệu (Ít nhất là một vài terabyte), bạn nên chọn một thiết bị mạnh hơn, ví dụ như một máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ.

    Hãy đảm bảo rằng thiết bị mà bạn chọn có khả năng hỗ trợ những thiết bị lưu trữ mà bạn muốn kết nối với nó. Nếu muốn sử dụng ổ đĩa USB để lưu trữ, phải đảm bảo rằng thiết bị này có đủ cổng USB. Nếu sử dụng ổ đĩa nội bộ, hãy kiểm tra xem có đủ kết nối tới bo mạch chủ (motherboard) và không gian vật lý bên trong thiết bị để chứa số lượng ổ đĩa mà bạn muốn cài đặt hay không.

    Chọn Hardware Device

    Bước 3: Cài đặt một hệ điều hành

    Tiếp theo trong quá trình tự tạo đám mây cá nhân, bạn cần chọn và cài đặt một hệ điều hành.

    Hệ điều hành mà bạn chọn phải tương thích với nền tảng lưu trữ đám mây mà bạn định sử dụng. Một số nền tảng có thể hoạt động trên cả Windows và Linux, trong khi một số khác chỉ hoạt động ở một loại hệ điều hành. Tham khảo tài liệu của nền tảng đó để biết được hệ điều hành nào được hỗ trợ.

    Lưu ý thêm, một số nền tảng có thể hoạt động cả trên hai hệ điều hành với tư cách là máy khách, có nghĩa là bạn có thể tải lên và tải xuống file từ máy tính chạy cả trên Windows và Linux. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể hỗ trợ một loại hệ điều hành duy nhất ở chế độ máy chủ, đây là điều bạn cần nếu muốn lưu trữ đám mây cá nhân trên một máy chủ.

    Bước 4: Cài đặt nền tảng lưu trữ đám mây (Cloud Storage Platform)

    Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và hệ điều hành, bạn cần cài đặt nền tảng lưu trữ đám mây (Cloud Storage Platform) mà mình đã chọn. Việc cài đặt này sẽ thay đổi tùy thuộc từng nền tảng và hệ điều hành mà bạn đang chạy, nhưng trong hầu hết các trường hợp, việc cài đặt khá dễ dàng như cài đặt bất kỳ các ứng dụng nào khác.

    >> Tham khảo: Chia sẻ cách lưu trữ dữ liệu trên đám mây 

    Cài đặt Cloud Storage Platform

    Bước 5: Cấu hình mạng (Network)

    Trong một số trường hợp, nền tảng lưu trữ có thể đã tự động cấu hình hầu hết các thiết lập mạng cần thiết cho bạn, ít nhất là trên host server. Một số trường hợp khác, bạn sẽ cần tự thiết lập mạng bằng cách đảm bảo các cổng kết nối phù hợp đã được mở và mọi thiết bị mà bạn sẽ sử dụng để kết nối đến đám mây của mình đều biết đến địa chỉ IP hoặc Hostname. Bạn cũng có thể cần điều chỉnh các quy tắc tường lửa và bộ định tuyến nếu muốn cho phép truy cập vào Cloud Server cá nhân từ bên ngoài mạng cục bộ.

    Việc thiết lập một số cài đặt này có thể đòi hỏi bạn phải thực hiện các sửa đổi trong bộ định tuyến mạng tại nhà hoặc các thiết bị khác trong mạng của bạn.

    Bước 6: Cấu hình các tùy chọn lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

    Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người, nếu muốn thiết lập các cài đặt khác trên nền tảng lưu trữ đám mây cá nhân. Ví dụ, bạn có thể muốn thiết lập điều khiển truy cập giới hạn để hạn chế ai có thể xem hay sửa đổi dữ liệu từ mạng tại nhà hoặc có thể bạn có thể muốn thiết lập giới hạn lưu trữ cho nhiều người dùng khác nhau trong đám mây cá nhân.

    Bước 7: Kết nối và trải nghiệm Cloud Server của bạn

    Đến bước này, bạn đã sẵn sàng kết nối các thiết bị của mình với Cloud Server cá nhân và bắt đầu tải lên hoặc tải xuống dữ liệu. Trong hầu hết các trường hợp, bạn vẫn có thể cập nhật cài đặt lưu trữ đám mây cá nhân của mình theo thời gian.

    Bạn cần theo dõi và quản lý Cloud Server cá nhân, giống như cách mà bạn quản lý bất kỳ máy chủ nào khác. Đừng quên cài đặt những bản cập nhật phần mềm cho hệ điều hành và nền tảng lưu trữ mà bạn đang sử dụng. Thường thì, nên thiết lập một công cụ giám sát có thể cảnh báo nếu máy chủ gặp sự cố. Ngoài ra, việc thiết lập sao lưu là một quyết định thông minh, đặc biệt nếu bạn đang lưu trữ dữ liệu quan trọng trên đám mây cá nhân.

    Hiện nay, CMC Cloud đang là nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server toàn diện và linh hoạt hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn là người dùng cá nhân hay doanh nghiệp ở mọi quy mô, đang tìm kiếm giải pháp quản lý, sao lưu và bảo mật dữ liệu thì CMC Cloud Server là giải pháp đáng chú ý.

    Đừng chần chừ, khởi tạo dùng thử Cloud Server MIỄN PHÍ VÀ NHANH CHÓNG tại CMC Cloud ngay hôm nay qua Hotline: 1900.2010.

    Lưu ý về phần cứng cho Cloud Server cá nhân

    Các yêu cầu về phần cứng (Hardware) cụ thể cho Cloud Server cá nhân có thể khác nhau và nó phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng dữ liệu bạn dự định lưu trữ. Nếu bạn có càng nhiều dữ liệu, bạn sẽ cần nhiều thiết bị lưu trữ hơn hoặc những thiết bị này phải có dung lượng lớn hơn để chứa toàn bộ khối lượng dữ liệu đó.

    Ngoài ra, các yêu cầu phần cứng cho hầu hết máy chủ đám mây cá nhân là khá cơ bản. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ cần những yêu cầu dưới đây cho phần cứng:

    • Ít nhất 4 gigabyte RAM: RAM (Bộ nhớ tạm) giúp máy chủ xử lý dữ liệu nhanh chóng. Một ít nhất 4GB RAM sẽ giúp máy chủ hoạt động mượt mà khi truy cập và quản lý dữ liệu của mình.
    • Một card mạng hỗ trợ ít nhất kết nối 1 Gigabit: Card mạng có tốc độ 1 Gigabit cho phép truyền dữ liệu nhanh qua mạng. Nếu bạn dự định di chuyển dữ liệu lớn qua mạng cục bộ, bạn có thể cần một card mạng hỗ trợ tốc độ cao hơn.
    • Cổng USB: Nếu bạn muốn kết nối các thiết bị lưu trữ bên ngoài thông qua cổng USB, hãy chắc chắn rằng máy chủ có đủ cổng USB để kết nối. Điều này giúp bạn dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ nếu cần.
    • Nguồn cấp điện đủ mạnh: Đảm bảo máy chủ và thiết bị lưu trữ có nguồn cấp điện đủ để hoạt động ổn định. Một nguồn cấp điện tối thiểu 5 watt thường đủ để duy trì hoạt động.

    Lưu ý rằng, nếu bạn cần lưu trữ hệ thống dữ liệu lớn hoặc cần hiệu suất cao hơn, bạn có thể cần đến các yêu cầu phần cứng mạnh mẽ hơn.

    Tự tạo máy chủ ảo Cloud Server cá nhân đơn giản

    Nhược điểm của máy chủ đám mây cá nhân

    Bên cạnh ưu điểm về việc bạn toàn quyền quản lý và vận hành hệ thống máy chủ, có một số nhược điểm tiềm ẩn mà CMC Cloud khuyến nghị bạn cần xem xét:

    • Độ phức tạp: Việc thiết lập và quản lý máy chủ đám mây cá nhân đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn so với việc sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp.
    • Chi phí: Trong một số trường hợp, cloud server do bạn tự tạo có thể có giá cao hơn, đặc biệt nếu bạn tính đến các chi phí vận hành như điện cũng như chi phí mua phần cứng máy chủ. Và cả chi phí nếu chẳng may hệ thống bạn xảy ra sự cố, chi phí bảo trì.
    • Độ tin cậy: Trừ khi bạn định cấu hình máy chủ dự phòng cho máy chủ đám mây cá nhân của mình, bạn sẽ có nguy cơ mất quyền truy cập vào dữ liệu của mình trong trường hợp máy chủ ngừng hoạt động. Các máy chủ đám mây công cộng từ các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể gặp lỗi nhưng vì chúng được quản lý chuyên nghiệp và đảm bảo thời gian hoạt động (Uptime) rất cao nên nguy cơ mất dữ liệu hoặc không có sẵn dữ liệu thường thấp hơn rất nhiều.

    Có thể thấy, việc tự tạo Cloud Server cá nhân để lưu trữ dữ liệu trên máy tính là một cách để kiểm soát và quản lý thông tin quan trọng của bạn. Từ việc chọn nền tảng lưu trữ phù hợp, cấu hình phần cứng cho đến việc kết nối và quản lý, quy trình này có thể tạo ra một đám mây cá nhân an toàn và linh hoạt ngay tại nhà.

    Nếu bạn cần đánh giá việc tự tạo Cloud server khá là phức tạp và chưa khả quan về việc thực thi vì các vấn đề như chi phí đầu tư, duy trì cũng như chưa đủ kinh nghiệm, trình độ thì có thể xem xét đến việc thuê dịch vụ Cloud Server của CMC Cloud.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn