banner-news

Trong bài này

    Cloud là gì? Ý nghĩa và tác động của Cloud trong công nghệ thông tin

    01/10/2023

    Khái niệm Cloud là gì được đặt ra và thuật ngữ này đang định hình cách chúng ta sử dụng, quản lý, tận dụng tài nguyên công nghệ thông tin để đem đến hàng loạt lợi ích vượt trội cho cá nhân và doanh nghiệp. Vậy bản chất của Cloud nghĩa là gì? Ứng dụng Cloud vào các lĩnh vực nào? Bài viết dưới đây, CMC Cloud sẽ giải đáp cụ thể cho bạn về những vấn đề liên quan đến Cloud. 

    Trong thế giới công nghệ hiện đại, bạn đang được bao quanh bởi “Cloud”.       

    Bạn không thể gửi Email mà không “chạm” vào nó.   

    Bạn không thể ở nhà và xem những bộ phim trực tuyến yêu thích mà không “chào đón” nó vào căn phòng của mình.    

    Bạn không biết mình đang đi đâu, thì nó đang theo dõi từng bước di chuyển của bạn và yêu cầu rẽ trái.    

    Đó là “Cloud” và dù bạn có nhận ra hay không, nó đã “chiếm lấy” và hiện hữu xung quanh bạn trong cuộc sống số ngày nay.

    Cloud là gì      

    Cloud là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, nó không mang ý nghĩa “đám mây” theo nghĩa đen. Đám mây (Cloud) ở đây đề cập đến phần mềm và dịch vụ chạy trên internet, thay vì phải thông qua một chương trình phần mềm trên máy tính của bạn. 

    Nói cách khác, Cloud nghĩa là một môi trường ảo được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng và các dịch vụ internet, cho phép người dùng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có kiến thức hay kinh nghiệm về công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng tại chỗ (on-premise) để phục vụ công nghệ đó.  Và cũng có thể hiểu, Cloud là phương pháp sử dụng các máy chủ từ xa trên Internet để dễ dàng lưu trữ, quản lý, truy cập và xử lý dữ liệu.

    “Đám mây là một phép ẩn dụ cho Internet. Đó là một cái tên mới của Internet. Nhờ là một phép ẩn dụ, nó mở ra cho những cách hiểu khác nhau.” 

    - Reuven Cohen, Co-founder của Cloud Camp

     Giải thích Cloud nghĩa là gì 

    Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về Cloud là gì qua ví dụ sau:

    Nếu bạn cần thuê một server (máy chủ) để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Thông thường bạn sẽ phải tự mua và xây dựng riêng cho mình một hệ thống máy chủ. Với Cloud, bạn chỉ cần thuê một gói Cloud Server từ bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Cloud bất kỳ. Nhà cung cấp đó sẽ chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài nguyên và quản lý hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu của bạn.        

    Khi nghe đến khái niệm Cloud, có thể bạn sẽ thấy nó quen thuộc. Bởi Cloud computing là một công nghệ điện toán đám mây dựa trên nền tảng Cloud này. Như vậy, Cloud dường như là nền tảng dùng để phát triển công nghệ và dịch vụ khác có liên quan đến nó. 

    Tại sao được gọi là “Cloud”

    Cloud (Đám mây) bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng lóng trong ngành công nghệ. Trong giai đoạn đầu của Internet, trong các sơ đồ kỹ thuật, các máy chủ và cơ sở hạ tầng mạng tạo thành internet thường được thể hiện dưới hình dạng các đám mây. Khi càng nhiều quy trình tính toán di chuyển đến phần máy chủ và cơ sở hạ tầng này của internet, người ta bắt đầu nói về việc di chuyển sang “đám mây" như một cách ngắn gọn để diễn đạt nơi các quy trình tính toán được diễn ra. Hiện nay, “đám mây” là một thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi để miêu tả cho mô hình tính toán này. 

    Trước khi biết Cloud là gì, doanh nghiệp đã vận hành hệ thống CNTT ra sao? 

    Ở phần này, hãy cùng quay lại thời gian khi doanh nghiệp vận hành hệ thống công nghệ thông tin CNTT mà chưa biết đến khái niệm Cloud. 

    Tại thời điểm đó, việc đầu tiên phải làm khi cần xây dựng hệ thống CNTT là đầu tư mua sắm máy chủ, kết nối đường truyền dữ liệu giữa các hệ thống, cài đặt, tự xây dựng các ứng dụng, tổ chức quản lý lưu trữ, ... Tất cả mọi thứ, bạn và doanh nghiệp phải chủ động, tự thực hiện. Bởi thời đó chưa có hệ sinh thái dịch vụ đa dạng như ngày nay. Nhược điểm lớn nhất của việc này là vấn đề về chi phí. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng đủ chi phí để đổ chi phí lớn cho việc đầu tư xây dựng một hệ thống thiết bị, đường truyền ban đầu, vận hành như vậy. Thêm vào đó, duy trì và vận hành hệ thống cũng gây ra không ít rắc rối cho doanh nghiệp.  

    Sau đó, Cloud ra đời như một giải pháp giải quyết hết tất cả những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Nhờ Cloud, doanh nghiệp dễ dàng đăng ký, mở rộng tài nguyên linh hoạt với chi phí được tối ưu. Nếu Cloud xuất hiện sớm hơn, nền CNTT của chúng ta sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa so với thời điểm hiện tại. 

    Doanh nghiệp triển khai hệ thống On-Premise trước khi có Cloud 

    Hiện thân của “Cloud” trong các dịch vụ điện toán đám mây 

    Đến ngày nay, Cloud đã len lỏi vào các các dịch vụ được cung cấp đến cho khách hàng. Nếu bạn đã rõ khái niệm về Cloud là gì, thì dưới đây là một số ứng dụng của Cloud trong thực tế: 

    Cloud Server (Máy chủ ảo)     

    Cloud Server là dịch vụ cung cấp các máy chủ ảo chạy trên nền tảng Cloud. Thay vì việc phải sử dụng máy chủ vật lý, doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ Cloud Server để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình qua internet.  

    Cloud Server kế thừa những ưu điểm vượt trội của điện toán đám mây như khả năng mở rộng linh hoạt, tính ổn định và bảo mật cao, sao lưu dễ dàng, phá bỏ mọi rào cản về thời gian và vị trí địa lý cho người dùng. 

    Một số dịch vụ Cloud Server tại CMC Cloud như: Elastic Compute, Elastic GPU,,... 

    Cloud Storage (Dịch vụ lưu trữ đám mây)  

    Cloud Storage là dịch vụ cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý và duy trì các máy chủ, cơ sở hạ tầng và mạng một cách an toàn, bảo mật để đảm bảo bạn được quyền truy cập vào dữ liệu ở quy mô gần như không giới hạn và linh hoạt mở rộng. 

    Một số dịch vụ Cloud Storage tại CMC Cloud như: Elastic volume, Elastic file, S3 Standard, CMC Cloud backup,... 

    Cloud Network (Mạng đám mây) 

    Cloud Network là mạng đám mây cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên mạng như bộ định tuyến ảo, tường lửa, lượng băng thông, phần mềm quản lý mạng,... qua một đơn vị cung cấp thứ ba. Cloud Network giúp người dùng phân phối nội dung nhanh chóng cùng độ an toàn bảo mật cao. 

    Một số dịch vụ Cloud Network tại CMC Cloud như: CMC Cloud CDN, VPC, Elastic load balancer, VPN,... 

    Cloud Database (Cơ sở dữ liệu đám mây)

    Cloud Database là một hệ thống cơ sở dữ liệu được tổ chức và quản lý trên nền tảng Cloud. 

    Từ góc độ thiết kế tổng thể và chức năng, Cloud Database tương tự một cơ sở dữ liệu tại chỗ chạy trên hệ thống trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Cloud Database và cơ sở dữ liệu truyền thống nằm ở cách triển khai và quản lý. Dịch vụ này giúp doanh nghiệp triển khai giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả, đảm bảo khả năng sao lưu và khôi phục khi gặp rủi ro hay sự cố thảm họa. 

    Một số dịch vụ Cloud Database tại CMC Cloud như: CMC Cloud RDS for MySQL, CMC Cloud RDS for MariaDB,... 

    Trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam - CMC Tân Thuận Data Center 

    Có thể thấy, trong thời đại công nghệ số, mọi người đều đã nghe đến khái niệm Cloud là gì. Hiện nay, hầu hết các dịch vụ được cung cấp cho doanh nghiệp đều ở dưới dạng Cloud. Với khả năng linh hoạt, bảo mật và tiết kiệm chi phí, Cloud đã trở thành một phương pháp quan trọng để nâng cao hiệu suất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

    Hy vọng bài viết trên của CMC Cloud đã giải đáp cho quý bạn đọc định nghĩa Cloud nghĩa là gì cùng những khía cạnh xoay quanh Cloud. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của CMC Cloud để được giải đáp nhanh chóng. 

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ. 

    Website: https://cmccloud.vn

    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn